Để có được một Tôn Ngộ Không xuất chúng trên màn ảnh nhỏ, đạo diễn Dương Khiết và đoàn làm phim đã phải lao tâm khổ tứ, chịu chấp nhận cực khổ thậm chí từng bị cảnh sát địa phương tưởng nhầm là phạm nhân trốn tù.

Chỉ riêng tại Trung Quốc, dù đã lên sóng hơn 2.000 lần nhưng Tây Du Ký phiên bản 1986 vẫn là bộ phim được yêu thích.

doan lam phim tay du ky tung bi tinh nghi la pham nhan tron trai

Một tình huống dở khóc dở cười mà đoàn phim Tây Du Ký gặp phải khi cả đoàn bị cảnh sát nghi là tù nhân trốn trại do ai nấy đều "đầu trọc lông lốc" vì cạo đầu đóng sư.

Khi Tây Du Ký quay tập Ngọa khởi Quan Âm viện ở Phúc Châu, vì thiếu diễn viên quần chúng để vào vai hoà thượng nên đạo diễn và tổ phục trang đã động viên ê-kíp trong đoàn tham gia bằng cách cạo trọc đầu.

Ban đầu không ai đồng ý bởi ai cũng thích làm đẹp và chẳng ai muốn mình ra đường với cái đầu trọc lốc.

Tình thế nguy cấp, đạo diễn Dương Khiết đã "năn nỉ" mọi người và huy động góp tiền mua mỗi người một chiếc mũ lưỡi trai đội nhằm che chiếc đầu trọc.

doan lam phim tay du ky tung bi tinh nghi la pham nhan tron trai

Thầy trò Đường Tăng được cấp mũ để che đầu trọc.

Thậm chí đến nhân viên phục trang là thầy Lý Bảo Tường cũng không ngoại lệ khi bị "ép xuống tóc".

Trong phân cảnh lúc thầy trò Đường Tăng tiến vào thượng điện, đoạn có một hòa thượng thò đầu ra từ đại điện nhìn trộm, đó chính là nghệ sĩ phục trang Lý Bảo Tường, đây cũng đồng thời là cảnh quay đầu tiên trong đời mà họ Lý góp mặt trên màn ảnh.

Sau khi quay xong, đoàn lại chỉnh tề lên xe để đến đảo Hải Nam. Xe đi từ huyện Văn Xương qua đoạn đường ở Hải Khẩu thì bị cảnh sát vũ trang biên phòng yêu cầu dừng xe để kiểm tra.

Cảnh sát mặt nghiêm trọng, tay lăm lăm súng, ra hiệu cho đoàn làm phim dừng xe và hô to "Dừng xe!".

doan lam phim tay du ky tung bi tinh nghi la pham nhan tron trai

Cảnh sát tay bắt mặt mừng khi biết mọi người là thành viên đoàn phim Tây Du Ký (Ảnh minh họa).

Một tốp cảnh sát cùng nhảy lên xe, vẻ mặt hết sức nghiêm nghị và dõng dạc yêu cầu: "Mọi người chú ý! Ngồi yên vị trí không được manh động! Bỏ hết mũ trên đầu xuống!".

Nghe vậy mọi người đều sợ phát khiếp, nơm nớp lo không biết liệu có chuyện gì xảy ra hay không. Các thành viên nam trong đoàn đều bỏ mũ xuống, nhìn khắp xe thấy đầu người nào cũng trắng hếu không một sợi tóc.

Viên cảnh sát lấy làm ngạc nhiên: "Gì thế này? Trọc hết cả à? Các người làm nghề gì thế này?".

Trong đoàn ai nấy đều sợ hãi, chủ nhiệm sản xuất lấy hết sức bình sinh run run giải thích: "Đoàn phim chúng tôi đang quay Tây Du Ký, vì đóng phim mà mọi người đều phải cạo trọc đầu để đóng vai hòa thượng".

Vừa nhắc đến từ Tây Du Ký, viên cảnh sát có vẻ hứng khởi hẳn và hỏi: "Tây Du Ký à? Thế ai là Tôn Ngộ Không?".

Chương Kim Lai (tên thật của Lục Tiểu Linh Đồng) cạnh đó lập tức đứng ngay dậy và dõng dạc hô: "Tôi là Tôn Ngộ Không đây".

Dường như có một phép lạ khi mấy nhân viên cảnh sát vũ trang đang từ vẻ mặt khó đăm đăm liền thay đổi tức thì.

Đặc biệt viên cảnh sát có vẻ là người đứng đầu mặt mày niềm nở tiến tới hỏi chuyện Kim Lai: "Anh đóng vai Tôn Ngộ Không à? Thế ai là Bát Giới?".

Sau khi đã lần lượt xem mặt cả bốn thầy trò Đường Tăng, mấy đồng chí cảnh sát liền quay sang xin lỗi cả đoàn đồng thời giải thích do khu vực này có nhà tù vừa xảy ra hiện tượng tù nhân đào thoát, lực lượng cảnh sát đang truy lùng nên đã nghi ngờ đoàn phim là tội phạm trốn trại.

Hoá ra câu chuyện này bắt nguồn từ nghệ sĩ Lý Bảo Tường. Anh này thích ngồi cửa sổ, vốn không thích đội mũ lại "thò cổ" ra ngoài đúng lúc cảnh sát đi tuần.

Vụ này đúng là đã làm cả đoàn ai nấy đều sợ thót tim. Lực lượng cảnh sát khi xuống xe vẫn còn đứng bên vệ đường giơ tay chào tạm biệt đoàn mà vẫn còn cười tủm tỉm.

doan lam phim tay du ky tung bi tinh nghi la pham nhan tron trai Hiểu thế nào cho đúng về cái tên \'Trư Bát Giới\'?

Theo sách “Tây du ký”, "Bát Giới" có nghĩa là năm thứ gia vị người tu hành không được ăn và ba loài kiêng không ...

doan lam phim tay du ky tung bi tinh nghi la pham nhan tron trai Trư Bát Giới của "Tây Du Ký" biểu tượng cho điều gì ở con người?

Trư Bát Giới là nhân vật được lấy cảm hứng từ hình ảnh con heo nổi tiếng nhất trên màn ảnh.

doan lam phim tay du ky tung bi tinh nghi la pham nhan tron trai Đời tư ít biết về “Quan Âm Bồ Tát” Tả Đại Phân trong “Tây du ký” năm 1986

Nhưng ít ai biết đây là vai diễn đầu tiên và cuối cùng của bà trên màn ảnh nhỏ. Tả Đại Phân được khán giả ...

/ http://danviet.vn