Hàng chục nghìn phôi bằng tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng... được các công ty Trung Quốc bán cho Huỳnh Ngọc Hoàng với giá 13.000 đồng/phôi.
Ngày 15/6, VKSND Tối cao đã chuyển hồ sơ cáo trạng truy tố bị can Huỳnh Ngọc Hoàng (trú tại xã Bảo Quang, Thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) về hành vi Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Đây là đối tượng thứ 14 nằm trong đường dây “nhập khẩu”, làm giả bằng thạc sỹ, tiến sỹ do Lê Tấn Cường, trú tại TPHCM cầm đầu.
Ảnh minh họa |
Theo tài liệu điều tra, sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành công nghệ thông tin, Cường không xin được việc làm nên đã “vận dụng” những kiến thức học được để hình thành đường dây mua bán bằng cấp giả. Thực hiện ý đồ trên, Cường rủ Huỳnh Ngọc Hoàng và một số đối tượng khác hợp tác “làm ăn”. Theo phân công, Cường chịu trách nhiệm về “công nghệ làm giả” bằng việc mua máy khắc dấu, máy in màu, máy scan, máy photo, máy ép đóng dấu…
Còn Huỳnh Ngọc Hoàng, có nhiệm vụ cung cấp các mẫu phôi văn bằng, chứng chỉ. Để tìm nguồn “hàng”, Hoàng truy cập vào trang bán hàng Alibaba trên mạng Internet đặt mua các phôi bằng tiến sỹ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp...từ các công ty in ấn ở Trung Quốc với giá 13.000 đồng/1 phôi.
Sau đó, Hoàng bán lại cho Lê Tấn Cường với giá 15.000 đồng đến 20.000 đồng/phôi để hưởng chênh lệch. Tổng cộng Hoàng đã bán cho Cường khoảng 20.000 chiếc phôi bằng, chứng chỉ, giá trị khoảng 300 triệu đồng, Hoàng được hưởng lợi tổng cộng 40 triệu đồng.
Sau khi “nhập hàng” của Hoàng, Cường và đồng bọn lập trang web để quảng cáo và đăng tin “nhận làm giả các loại văn bằng, chứng chỉ” lên trang trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber… với giá 5 triệu - 10 triệu đồng/bằng tuỳ theo nhu cầu của khách. Từ đó đã có nhiều người có nhu cầu mua bằng cấp giả để lừa dối các cơ quan, tổ chức đã liên hệ “đặt hàng” Cường.
Mỗi ngày đường dây của Cường bán được khoảng 20 bằng cấp, giấy tờ các loại với giá từ 1,5 đến 7 triệu đồng trong suốt khoảng thời gian từ năm 2014 đến khi bị bắt vào đầu tháng 6/2016.
Minh Thái (Tổng hợp)
Đào tạo tiến sĩ tràn lan là có lỗi với lịch sử, đất nước Hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM nói rằng đại học Việt Nam phải chịu trách nhiệm với lịch sử, đất ... |
Đào tạo tiến sĩ nghìn tỉ, còn tính mạng học sinh để “rơi lan can” Sau bài viết của Báo Lao Động “Tính mạng học sinh hay “tiến sĩ giấy”: Cái nào đáng ưu tiên hơn?” nêu quan điểm của ... |