Đòi nợ thuê là lĩnh vực nhạy cảm, giữa chủ nợ và doanh nghiệp đòi nợ có những thỏa thuận ngầm không thể hiện trong hợp đồng.

Ngày 14/9/2018, trao đổi với Đất Việt, Luật sư Nguyễn Văn Hướng - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, góp ý của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ mà Bộ Tài chính đang lấy ý kiến không nằm ngoài quy định pháp luật nhưng lại đem đến nhiều băn khoăn.

Theo ông Hướng, đòi nợ thuê từ lâu nay vẫn được biết đến là lĩnh vực nhạy cảm, luôn tiềm ẩn nguy cơ vi phạm pháp luật cao đến từ cả đơn vị đòi nợ, con nợ và chủ nợ.

"Để đòi được nợ, thì đơn vị đòi nợ phải dùng đủ các biện pháp "nghiệp vụ" của mình để gây sức ép lên con nợ. Trong quá trình thực hiện đó thường có sự trao đổi thường xuyên giữa chủ nợ và doanh nghiệp đòi nợ để nắm bắt tình hình. Như thế, khi xảy ra vấn đề vi phạm pháp luật trong quá trình đòi nợ của đơn vị kinh doanh thì chủ nợ cũng không thể nằm ngoài trách nhiệm" - ông Hướng nói.

doi no thue pham luat chu no vo can quan kieu gi

Một nhóm người đi đòi nợ thuê ở Bình Định vào đầu tháng 9/2018.

Tuy nhiên, ông Hướng nhìn nhận trong thực tế việc chứng minh quá trình tham gia, giám sát đòi nợ của chủ nợ với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ là rất khó. "Các điều này thường không thể hiện qua hợp đồng. Hơn nữa nó đến từ sự "tự giác" từ phía đơn vị kinh doanh, khi thấy có biểu hiện vi phạm pháp luật họ có quyền từ chối và thực tế trong các quy định cũng đã nói rõ họ phải từ chối khi khách hàng yêu cầu những vấn đề nằm ngoài pháp luật" - ông Hướng cho hay.

Vị luật sư này cho rằng, thay vì xác định trách nhiệm liên đới của chủ nợ thì pháp luật nên quy định chặt trẽ những điều không được phép vi phạm của kinh doanh đòi nợ.

"Ở các nước như Mỹ, Anh... họ quy định rất nghiêm với dịch vụ kinh doanh đòi nợ, tập trung chủ yếu vào trách nhiệm của đơn vị kinh doanh như chỉ được liên lạc với con nợ từ 8 - 21 giờ (nếu con nợ vay tiền bận rộn trong những khung giờ khác thì người đòi nợ cũng không được phép làm phiền thời điểm đó); Không được khủng bố con nợ dưới mọi hình thức; Không đòi nợ ở nơi làm việc của con nợ;... Theo tôi, Việt Nam nên tham khảo những điều này để áp dụng quản lý cho phù hợp" - ông Hướng bày tỏ.

Đồng quan điểm, Luật sư Trần Văn Nam cũng cho rằng, khó có thể xác định trách nhiệm của chủ nợ khi doanh nghiệp đòi nợ vi phạm pháp luật vì giao dịch giữa 2 bên mang tính chất cung cấp dịch vụ.

Chính vì thế, ông Nam cho biết, để tránh những hệ quả pháp lý của thể xảy ra thì không còn cách nào khác là cơ quan quản lý doanh nghiệp đòi nợ thuê phải thực hiện nghiêm túc, giám sát chặt các hoạt động dịch vụ đòi nợ.

"Khi con nợ có phản ánh về tình trạng vi phạm pháp luật của doanh nghiệp đòi nợ, cơ quan chức năng cần vào cuộc tìm hiểu, xử lý nghiêm khi xác định vi phạm. Nếu không, các doanh nghiệp đòi nợ lại chính là mầm mống của mất trật tự an ninh xã hội" - ông Nam nhận định.

doi no thue pham luat chu no vo can quan kieu gi Nhân viên đòi nợ thuê phải mặc đồng phục để phân biệt với xã hội đen

Đây là một trong những điểm mới tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 104/2007 về việc kinh doanh dịch vụ ...

doi no thue pham luat chu no vo can quan kieu gi Nhân viên đòi nợ thuê phải có trình độ từ trung cấp trở lên

Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này phải có vốn điều lệ không dưới 2 tỷ đồng. Giám đốc chi nhánh doanh nghiệp đòi ...

/ http://baodatviet.vn