Với quan niệm “trần sao âm vậy”, người Việt vẫn thường đốt vàng mã vào những dịp quan trọng như ngày tết, ngày rằm... như một hình thức “giao tiếp” với người âm. Tuy nhiên nhiều năm trở lại đây, việc đốt vàng mã đang ngày càng trở nên quá đà.
Người Việt từ xưa đến nay vẫn không thể nào tách rời quá khứ, hiện tại, tách biệt giữa phần âm, phần dương, nên chúng ta vẫn luôn quan niệm rằng có một thế giới của người âm tồn tại song song với cõi trần.
Theo PGS.TS, chuyên gia văn hóa Phạm Ngọc Trung - nguyên Trưởng khoa Văn hóa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, xét ở cả khía cạnh khoa học và tâm linh thì nếu con người có tâm đối với thần linh, với những người có công với đất nước thì phần nào đó họ sẽ có tâm trong đời sống bình thường. Ngược lại, nếu chúng ta gạt bỏ quá khứ, không coi trọng thần linh, những người có công hay ông bà tổ tiên thì cuộc sống sẽ trở nên đơn điệu và vô hồn, mất đi phần linh thiêng hóa.
Việc thờ cúng thần linh, tiên tổ hay hóa vàng mã vào những dịp quan trọng là cần thiết cho cuộc sống con người đương đại ngày nay. Chúng ta không thể dùng khoa học để giải thích và phê phán cho một yếu tố tâm linh. Chúng ta nên nhìn trên lịch sử phát triển của người Việt từ xưa đến nay, bởi nó là nét văn hóa đẹp của người phương Đông mà không nên bỏ đi.
“Tôi cho rằng việc đốt vàng mã không xấu, việc làm này thể hiện sự tưởng nhớ, thành kính của người sống dành cho ông bà, tổ tiên, những người có công. Tuy nhiên, chúng ta nên duy trì nó trong một chừng mực nhất định. Bởi lẽ sự khỏe mạnh và thành đạt của con người đa phần đều là do sự cố gắng, phấn đầu và rèn luyện, tu dưỡng của từng người, không phải cứ đốt nhiều vàng mã là được”, TS Ngọc Trung nói.
Hiện nay, nhiều người dân sùng tín, đốt đến hai ba trăm triệu tiền vàng mã, không những vàng mã bình thường mà còn có nhà lầu, xe hơi để hóa mã cho những người dưới cõi âm, thậm chí có nhiều gia đình còn dùng hình nộm người giúp việc để hóa với mong muốn ông bà tổ tiên ở cõi âm có người phục vụ. Theo TS Trung, đây là quan niệm hết sức sai lầm, sùng tín một cách thiếu cơ sở.
Không chỉ đốt vàng mã tại nhà, nhiều gia đình còn “chịu chi” “nướng” tiền tỉ qua ngọn lửa tại các chùa chiền, đền miếu, những nơi linh thiêng, bởi thế mà chúng ta không khó để gặp cảnh các nơi hóa vàng ở chùa chiền luôn trong trạng thái rực lửa.
Để chấn chỉnh tình trạng đốt vàng mã tại các lễ hội, cuối năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2010/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa. Mặc dù vậy, hầu như việc xử phạt đối với việc đốt quá nhiều đồ mã, hình nhân thế mạng tại các lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa rất ít khi được thực hiện.
Cháy lớn trước cửa đền Mẫu Lửa bất ngờ bùng cháy dữ dội tại một kiốt bán vàng mã ở đền Mẫu, sau đó lan rộng sang nhiều kiốt bên cạnh, ... |
Thượng tọa Thích Huệ Đăng: Tu không phải là cầu cúng, lễ bái linh đình Vừa qua, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã có công văn gửi đến các Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố ... |
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh việc đốt nhiều vàng mã, khóc thuê Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh tập quán lạc hậu như đốt nhiều đồ mã, rắc rải vàng mã và tiền trên ... |