Hành vi đốt vàng mã trong chung cư không đúng nơi quy định bị pháp luật nghiêm cấm. Nếu vi phạm, cư dân vi phạm sẽ bị xử phạt, thậm chí xử lý hình sự.

Nhiều chung cư, khu tập thể cũ, người dân vẫn đốt vàng mã ngay tại hàng lang cầu thang. Ảnh: N.Tiến

Hành vi đốt vàng mã trong chung cư không đúng nơi quy định bị pháp luật nghiêm cấm. Nếu vi phạm, cư dân vi phạm sẽ bị xử phạt, thậm chí xử lý hình sự.

Tại Hà Nội và TP.HCM, sau nhiều vụ cháy chung cư xảy ra, nhiều cư dân chung cư lo lắng về tình trạng không ít hộ gia đình vẫn đốt vàng mã trong những ngày rằm, lễ, Tết... Điều này có khả năng gây ra hỏa hoạn ảnh hưởng tính mạng của hàng nghìn hộ dân sống trong các tòa nhà.

Theo Luật sư Nguyễn Văn Cường (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) hành vi “Đốt vàng mã, đốt lửa trong nhà chung cư, trừ địa điểm được đốt vàng mã theo quy định tại nhà chung cư”, là hành vi bị cấm (được quy định tại Điều 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15.2.2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng).

Trường hợp vi phạm, cá nhân thực hiện hành vi có thể bị xử lý như sau:

Xử phạt hành chính: Việc đốt vàng mã không đúng quy định trong nhà chung cư sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 5 triệu đồng theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt…

Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Trường hợp đốt vàng mã trong nhà chung cư không đúng quy định mà gây ra cháy nhà của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 180 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản. Cụ thể như sau:

Gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm.

Gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 2 - 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Trường hợp gây ra hậu quả chết người mà có cơ sở khẳng định nguyên nhân từ việc đốt vàng mã không đúng quy định thì có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 128 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội vô ý làm chết người: Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 3 - 10 năm
 

Đốt vàng mã ngày rằm tháng 7: Tổ tiên, bố mẹ họ ở thế giới bên kia không có cái ăn, cái mặc hay sao?

Theo các chuyên gia tục lệ đốt vàng mã cho người âm vào rằm tháng 7 đang bị biến tướng, thể hiện sự bế tắc ...

Quái gở chuyện đốt vàng mã ngút trời để tặng... người chết

Tôi ấn tượng nhất với những trận “hỏa thiêu ngựa người” ở bờ sông Hồng của một đại gia kinh doanh cát, khi ông đốt ...

Đốt vàng mã không phải cách duy nhất để thể hiện hiếu đạo

Không thể phủ nhận sức hút của “vàng mã” trong đời sống tâm linh của người Việt nhưng đốt vàng mã như thế nào là ...

 

 

/ laodong.vn