Chỉ một dự án nhỏ, ở một tỉnh chưa giàu, số tiền đầu tư được “điều chỉnh” từ 72 tỉ lên tới 2.595 tỉ đồng, tức là tăng gấp 36 lần. Và đến giờ, sau 17 năm, dự án này vẫn còn... dang dở vì... thiếu vốn và chưa biết bao giờ mới hoàn thành.
Một góc dự án nạo vét, xây kè bảo vệ cảnh quan sông Sào Khê. Ảnh: Dân trí
Chi tiết dự án nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê tăng vốn 36 lần mà Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc trình bày trước Quốc hội lập tức gây choáng dư 5luận.
Những hình ảnh cận cảnh mà báo chí đưa lên sau đó thật đúng là không lời nào có thể mô tả với những đoạn sông dang dở, những bờ kè ngổn ngang, những cây cầu bỏ hoang với sắt thép hoen rỉ.
Và, đây là chi tiết gây sốc nhất: Dù đội vốn từ 72 lên 2.595 tỉ, nhưng sau 17 năm, 3 đời chủ tịch tỉnh, dự án vẫn đang treo ở đó do... hết vốn. Bản thân PGĐ BQL dự án Nông nghiệp Ninh Bình xác nhận trên báo chí: Không biết khi nào dự án mới hoàn thành.
Song chỉ sau khi dự án đội vốn khủng khiếp này được công khai trên diễn đàn Quốc hội, vấn đề trách nhiệm mới được nhắc tới, dẫu chỉ thuần túy như là một câu trả lời. Và, với một thủ phạm quen thuộc: Cơ chế.
Đây là nguyên văn phát biểu của người có trách nhiệm cao nhất tại địa phương: “Lỗi ở đây chính là câu chuyện cơ chế. Đầu tiên dự án vào danh mục thì địa phương vốn ít nên làm dự án nhỏ, nhưng khi được phê duyệt, triển khai thì yêu cầu điều chỉnh nên nó cứ “nở” dần”, và “đương nhiên chủ đầu tư có trách nhiệm chính, các cơ quan cũng có trách nhiệm liên quan”.
Dự án thì lớn, và liên tục được điều chỉnh theo hướng lớn dần lên, nở dần ra, nhưng vốn lại không có, và giữa quy mô nở dần và nguồn vốn như hai mũi tên ngược chiều, càng điều chỉnh càng xa nhau.
Nhưng Sào Khê vẫn chỉ là một ví dụ cho một tình trạng chung: Phê duyệt dự án đầu tư khi chủ trương đầu tư chưa được phê duyệt, chưa đủ thủ tục, không phù hợp với quy hoạch vùng, trùng lắp với dự án khác đã được phê duyệt, phê duyệt vượt định mức; quyết định đầu tư chưa xác định rõ nguồn vốn, thời gian thực hiện dự án; xác định tổng mức đầu tư còn sai sót, thiếu chính xác, phải điều chỉnh nhiều lần với giá trị lớn.
Và tình trạng ấy, lặp lại gần như y như năm ngoái.
Tất cả đã rõ. Tất cả đều có địa chỉ. Và những chữ ký phê duyệt, điều chỉnh còn đó. Mà muốn chấm dứt tình trạng này thì cũng không phải không có quy định pháp luật, không phải không có biện pháp.
Đề nghị điều tra dự án “hoen gỉ theo thời gian”, chủ đầu tư “mất tích”? Trên địa bàn quận Hoàng Mai (Hà Nội) hiện có 13 dự án ngoài ngân sách có sử dụng đất đã có quyết định chủ ... |
Dự án "siêu đội vốn" từ 72 tỉ lên 2.595 tỉ đồng tại Ninh Bình: Chủ đầu tư kiến nghị... rót thêm vốn (!?) Dự án (DA) nạo vét, xây kè và bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê (thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) ... |