Các bậc phụ huynh giàu có ở Trung Quốc sẵn sàng bỏ ra núi tiền để đưa con em mình tới học tại các trường danh tiếng ở nước ngoài theo đường tắt.

Dù dịch vụ này đi kèm với mức giá đắt đỏ, thường lên tới vài chục ngàn USD nhưng ngành công nghiệp trên vẫn hái ra tiền ở Trung Quốc. 

Trong vụ bê bối tuyển sinh đại học rúng động nước Mỹ hồi đầu năm, một gia đình Trung Quốc bị phát hiện trả 6,5 triệu USD cho bên môi giới tuyển sinh, để đưa con em mình vào Đại học Stanford, trong khi một gia đình khác bị phanh phui bỏ 1,2 triệu USD để con họ vào học Đại học Yale.

"Người ta gọi đó là tặng quà thay vì mua chuộc. 10.000 USD là mức thấp. Các món quà trung bình có giá khoảng 250.000 USD", một nhà cựu môi giới du học tiết lộ. 

Nhiều bậc phụ huynh Trung Quốc sẵn sàng bỏ ra không ít tiền để đưa con em sang nước ngoài du học theo "đường tắt". (Ảnh: SCMP) 

6 nhân viên hiện tại và cựu nhân viên của các trung tâm tuyển sinh mà AFP tiếp cận thừa nhận họ đề nghị phụ huynh "tìm lối tắt" thay vì đi theo lối mòn truyền thống. 

"Tôi từng làm những điều mà tôi chưa từng tự hào là tô vẽ bảng điểm của các ứng viên và làm giả các thành tích thể thao của chúng. Tôi nhận được các bài luận sau đó chuyển cho chuyên gia chỉnh sửa", một người thú nhận. 

gia đình Fu Rao chi 36.300 USD cho nhà môi giới tuyển sinh. Toàn bộ gói "hỗ trợ" bao gồm lời khuyên khi trả lời vấn đáp với các giáo sư, các khóa học cần thiết để đảm bảo bảng điểm trung học hoàn hảo và cách trò chuyện về bóng đá Mỹ. Trong quá trình chuẩn bị suốt 18 tháng, Fu cũng được khuyên tham gia làm tình nguyện ở một trại trẻ mồ côi tại Campuchia để làm đẹp hồ sơ. 

"Nhiều bạn tới làm tình nguyện tại các trường học tại nông thôn Trung Quốc nên tôi phải làm điều gì đó đẻ mình khác biệt với đám đông", Fu, 16 tuổi cho biết. 

Gần chục phụ huynh được AFP phỏng vấn nói họ không tiếc tiền cho các trung tâm môi giới để đưa con em mình sang nước ngoài theo học các trường danh giá, thay vì trải qua kỳ thi cao khảo vốn nổi tiếng là áp lực hàng đầu thế giới của Trung Quốc. 

"Nhưng nếu không đảm bảo được một ghế tại các trường nước ngoài, rất khó để tiếp tục việc học tại Trung Quốc", Huang Yinfei, mẹ của Fu thừa nhận.

Abdiel Leroy, tác giả của Dueling the Dragon cho biết ông thấy sốc trước "mức độ tham nhũng" khi làm việc với một công ty giúp sinh viên Trung Quốc theo học một trường nội trú danh tiếng của Anh.

"Văn hóa của hệ thống giáo dục Trung Quốc thường tìm kiếm các lối tắt và tiền giải quyết mọi cách tiếp cận", ông nói thêm.

Theo các con số thống kê, ngành công nghiệp dịch vụ tuyển sinh đại học nước ngoài ở Trung Quốc dự kiến  tăng lên 35 tỷ đô la USD vào năm 2021.

Trung Quốc chiếm 1/3 số lượng du học sinh tại Mỹ nhưng vào tháng 3, số lượng du học sinh Trung Quốc giảm lần đầu tiên trong một thập kỷ. Đây được xem là hệ quả khi Mỹ-Trung đang lao vào cuộc chiến thương mại khiến Washington e dè hơn với các du học sinh tới từ Trung Quốc vì lo ngại gián điệp.

Trung Quốc hiện cũng là nước có nhiều du học sinh nhất tại Anh. 

Vợ lái Porsche đánh người đi đường, một cảnh sát trưởng ở Trung Quốc bị cách chức
Philippines ra điều kiện để tàu nước ngoài được khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế
Nhiều công ty Trung Quốc chuyển sản xuất khỏi quê nhà giữa thương chiến với Mỹ

/ vtc.vn