TS. Hà Thanh Vân (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng Dự thảo sinh viên sư phạm bán dâm lần thứ 4 mới bị đuổi học trái với tôn chỉ nghiêm khắc ban đầu của Bộ GD-ĐT.
Ngay sau khi công bố dự thảo về việc sinh viên bán dâm lần thứ 4 mới bị đuổi học, Bộ GD-ĐT nhận sơ suất và cho biết sẽ xem xét kiểm điểm trách nhiệm của ban soạn thảo và cá nhân có liên quan.
TS. Hà Thanh Vân, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã gửi tòa soạn VTC News bài viết thể hiện quan điểm cá nhân xung quanh dự thảo gây sốc này:
Dự thảo trái với tôn chỉ nghiêm khắc của Bộ
Tôi nghĩ, tại sao lại có sự phân biệt đối xử giữa các ngành đào tạo của Bộ GD-ĐT. Chỉ có sinh viên ngành đào tạo giáo viên (tức là ngành sư phạm) mới bị xử phạt.
Vậy, chẳng lẽ các sinh viên ở các ngành khác lại tha hồ hoạt động mại dâm mà không bị xử lý gì? Tại sao lại có chuyện “nhất bên trọng, nhất bên khinh” như thế. Hóa ra chỉ sinh viên ngành sư phạm là buộc phải có đạo đức mẫu mực, còn các ngành khác thì không cần? Nếu muốn công bằng thì phải áp dụng với tất cả các ngành đào tạo chứ?
Hóa ra như vậy sinh viên có thể thoải mái vi phạm 1 lần, 2 lần là không vấn đề gì, miễn đừng vi phạm lần 3, lần 4 làm ảnh hưởng đến việc học tập và điều này trái với tôn chỉ nghiêm khắc ban đầu của Bộ GD-ĐT. TS. Hà Thanh Vân |
Hơn nữa, tại sao lại đến lần thứ 4 thì buộc sinh viên ngành sư phạm bán dâm thôi học? Đây là một con số rất không hợp lý, cho dù Bộ Giáo GD-ĐT có đưa ra quy chế là sinh viên sẽ lần lượt bị khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ có thời hạn, buộc thôi học tương ứng với số lần vi phạm từ 1 đến 4.
Hóa ra như vậy sinh viên có thể thoải mái vi phạm 1 lần, 2 lần là không vấn đề gì, miễn đừng vi phạm lần 3, lần 4 làm ảnh hưởng đến việc học tập. Điều này trái với tôn chỉ nghiêm khắc ban đầu của Bộ GD-ĐT.
Đó là tôn chỉ giữ gìn đạo đức cá nhân trong sạch, tôn chỉ không cho bán dâm. Những Quy chế trước của Bộ có nói rõ không cho hành động làm tổn hại đến đạo đức và pháp luật.
Tôi thấy quy chế này không nghiêm khắc, không hợp với mấy quy chế trước đó của Bộ GD-ĐT. Ở đây, nếu tính số lần cho sinh viên bán dâm thì rõ ràng là hợp thức hóa mại dâm đến một chừng mực nào đó.
Theo tôi, cần phải kỷ luật người nào đưa ra dự thảo quy chế này vì xúc phạm đến sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành sư phạm. Ban soạn thảo căn cứ vào đâu (hoặc có chăng nữa cũng chỉ là cá biệt) mà coi các sinh viên sư phạm là nguồn gái mại dâm để ra cái quy chế như thế.
Thứ ba, tại sao chỉ nói đến đối tượng bán dâm mà lại không nói đến đối tượng mua dâm. Ai cũng biết nếu không có người mua thì lấy đâu ra người bán. Vậy, Bộ GD-ĐT chỉ biết xử lý sinh viên của mình, còn ai mua dâm thì mặc kệ cho luật pháp xử lý.
Trong khi luật pháp Việt Nam theo quy định điều 22, 23 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về Hành vi mua bán dâm thì cả người mua và bán dâm đều chỉ bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Số tiền phạt cũng chỉ từ 500 nghìn đồng đến 10 triệu đồng. Việc truy tố hình sự chỉ xảy ra khi bên mua dâm hay bán dâm cố tình lây nhiễm HIV cho đối tác.
(function(window, document, undefined) { var script_tag = document.createElement(\'script\'); script_tag.src = \'https://ad.mediawayss.com/ad/mwayss_invocation.min.js?pzoneid=2219&height=288&width=512&tld=vtc.vn&ctype=p&ch=DOMAIN_HERE\'; var container = document.querySelectorAll(\'[data-id=_mwayss-4cd5137817319c17b42cfa9f5ea5438f]\')[0]; container.setAttribute(\'id\', (container.getAttribute(\'data-id\')+(new Date()).getTime())); container.removeAttribute(\'data-id\'); container.parentNode.insertBefore(script_tag, container); })(window, document);
Vậy vấn đề đặt ra là liệu quy định của Bộ GD-ĐT có phù hợp với luật pháp Việt Nam không, hay là có sự khập khiễng ở đây khi áp dụng hình thức xử phạt bằng cách thôi học. Bộ có tham khảo ý kiến của các nhà làm luật không?
TS. Hà Thanh Vân cho rằng, Dự thảo sinh viên sư phạm bán dâm lần thứ 4 mới bị đuổi học trái với tôn chỉ nghiêm khắc ban đầu của Bộ GD-ĐT.
Giáo dục sinh viên mới là cái gốc còn xử phạt chỉ là phần ngọn
Bản thân là một giảng viên đại học, là một phụ nữ, đi dạy và gần gũi nhiều năm với sinh viên, tôi cho rằng, chẳng có sinh viên nào (trừ một số ít trường hợp cá biệt), dù là nam hay nữ lại cố tình đi bán dâm.
Họ chỉ bán dâm khi hoàn cảnh xô đẩy, nhất là phụ nữ. Đặc biệt với những sinh viên ngành sư phạm, những nhà giáo tương lai, họ hiểu rõ cái giá phải trả cho danh dự, nhân phẩm khi bán dâm.
Khi ấy, thay vì nhà trường, thầy cô, tổ chức Đoàn, Hội Sinh viên cùng tìm cách giúp đỡ họ vượt qua những khó khăn, trắc trở, tìm hiểu hoàn cảnh của họ thì lại chiếu theo quy chế của Bộ GD-ĐT mà lạnh lùng đưa ra các mức xử phạt tương ứng.
Như vậy, thay vì nâng đỡ sinh viên khỏi khó khăn, thì lại là trực tiếp đẩy sinh viên ra khỏi môi trường học đường trong sạch và rất có thể những sinh viên bị buộc thôi học ấy sẽ phải dấn thân vào con đường sa ngã.
Với sinh viên, tuy nghiêm khắc nhưng hãy bao dung nhiều hơn. Hãy biến nhà trường, thầy cô, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên là chỗ dựa cho sinh viên.
Hãy giúp sinh viên vượt qua khỏi những khó khăn trong cuộc sống, giáo dục họ tránh xa khỏi những cám dỗ vật chất. Bởi vì rõ ràng có một bộ phận sinh viên khó khăn, nghèo mới đi bán dâm, còn lại một bộ phận là do ham mê tiền bạc, cám dỗ vật chất, muốn kiếm tiền bằng mọi giá.
Việc giáo dục và giúp đỡ sinh viên một cách kỹ lưỡng, đúng mực và phù hợp mới là cái gốc để giải quyết vấn đề, chứ hình phạt chỉ là cái ngọn, trừng phạt sau khi sự việc đã xảy ra rồi.
Đuổi học sinh viên bán dâm và những văn bản gây tranh cãi của Bộ GD&ĐT Trước đề xuất sinh viên bán dâm 4 lần bị đuổi học, nhiều dự thảo, dự án của Bộ GD&ĐT gây tranh cãi hoặc vừa ... |
Dự thảo sinh viên bán dâm 4 lần bị đuổi học: Đại biểu Quốc hội tranh luận trái chiều ngay trên hội trường Các đại biểu Quốc hội đã có những ý kiến trái ngược nhau xung quanh dự thảo sinh viên bán dâm 4 lần mới bị ... |
Sinh viên hoạt động mại dâm 4 lần bị đuổi học: Sinh viên bán dâm rất hiếm Các luật sư cho rằng, hiện tượng bán dâm không phải hiện tượng phổ biến nên việc đề cập nội dung này trong việc kỷ ... |