Lãnh đạo huyện Mỹ Đức (Hà Nội) khẳng định dừng toàn bộ hoạt động khai hội, không tổ chức đón tiếp khách, không tổ chức dịch vụ thuyền đò lễ hội chùa Hương.
Tại phiên họp của Ban Chỉ đạo chống dịch COVID-19 Hà Nội chiều 13/2, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng yêu cầu huyện Mỹ Đức giải thích rõ thắc mắc của người dân về thông tin được đăng tải trên một số cơ quan báo chí về việc lễ hội chùa Hương không tổ chức nhưng vẫn đón khách.
Theo lãnh đạo huyện Mỹ Đức, huyện chính thức công bố dừng toàn bộ hoạt động khai hội, không tổ chức đón tiếp khách, không tổ chức dịch vụ thuyền đò.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng, Trưởng BCĐ phòng chống COVID-19 TP Hà Nội chủ trì phiên họp trực tuyến lần thứ 89 với các quận huyện. |
Quận Nam Từ Liêm cho biết, tại trường tiểu học Xuân Phương, ngày 10/2 có 28 người (phụ huynh và học sinh) được về nhà. 109 người còn lại được lấy mẫu xét nghiệm vào mùng 1 Tết và đã có kết quả âm tính lần thứ 3. Dự kiến 6h sáng ngày 14/2 (mùng 3 Tết), những trường hợp còn lại sẽ được về nhà.
Theo đại diện quận Tây Hồ, lượng người đổ về Phủ Tây Hồ rất đông, quận Tây Hồ phải phân luồng giao thông từ xa và tạm dừng hoạt động của Phủ Tây Hồ vài lần, mỗi lần 30 phút để điều tiết, giảm lượng người, đảm bảo các biện pháp phòng dịch…
Tại phiên họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh thông tin, 12.302 mẫu xét nghiệm các trường hợp ở sân bay Nội Bài đều cho kết quả âm tính..
Về việc mở rộng lấy mẫu xét nghiệm, ông Hạnh cho hay các bệnh viện TP đã lẫy mẫu 1723 trường hợp và chỉ 1 trường hợp dương tính – trước đó là F1 ở tỉnh khác lên khám bệnh. 18.151 mẫu xét nghiệm từ người đi về từ vùng dịch thì chỉ 4 ca dương tính. TP cũng lấy 1.659 mẫu là các trường hợp ở khu vực có ca bệnh trên địa bàn TP và đều có kết quả âm tính.
Đây là số liệu minh chứng cho việc dịch bệnh ở Hà Nội được kiểm soát. Tuy nhiên trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch, không để lây lan.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề nghị các đơn vị giám sát chặt chẽ các trường hợp F1 cách ly tại nhà và tuân thủ đúng quy định: Phải có phòng riêng, có người khỏe mạnh chăm sóc, không có người già yếu; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch ở các khu cụm, công nghiệp; thực hiện nghiêm việc trực 24/24/7…
“Sau dịp tết, dịch bệnh có thể được kiểm soát tốt nhưng người dân sẽ có dấu hiệu chủ quan. Mặc dù năm mới, nhưng vẫn phải xử lý nghiêm vi phạm”, ông Hạnh nói.
Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng điểm lại tình hình dịch bệnh phức tạp trên thế giới và Việt Nam. Ông nhấn mạnh Hà Nội vẫn đối mặt với nguy cơ, rủi ro cao từ dịch bệnh dù Hà Nội đã khống chế cơ bản các ổ dịch.
“Phải đảm bảo an toàn, để xảy ra việc gì là phải cách ly cả thôn, cả làng thì rất khó khăn. Các đơn vị có lễ hội kéo dài như ở chùa Hương phải tính toán từ nay đến Rằm tháng Giêng tạm thời không đón khách thập phương; công khai đảm bảo kỷ cương chung. Không được nhập nhằng chuyện không tổ chức lễ hội nhưng tổ chức đón khách”, ông Dũng nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch UBND TP cũng đặc biệt lưu ý các địa bàn có khu chế xuất, công nghiệp phải quản lý chặt công nhân từ quê lên. Sở GD&ĐT chuẩn bị phương án để học sinh đi học trở lại, Sở GTVT chuẩn bị đảm bảo phòng dịch khi đón người dân trở về thành phố.
Người dân trở lại Hà Nội sau Tết phải khai báo y tế Thành phố "không ngăn sông cấm chợ" nhưng để chủ động phòng, chống Covid 19, người dân khi trở lại Hà Nội phải khai báo ... |
Dừng hàng loạt lễ hội lớn xuân Tân Sửu Lễ khai ấn đền Trần, hội gò Đống Đa, lễ các chùa Hương, Bái Đính, Tam Chúc... đều phải dừng để phòng chống Covid-19. |