Nếu là người thực hiện chương trình Sữa học đường, tôi sẽ thấy chẳng có bất cứ lý do nào để trì hoãn một chương trình vì chiều cao của một thế hệ trẻ, một chương trình nâng “tầm vóc” đất nước.
Quỹ trò nghèo vùng cao vừa triển khai bữa “Cơm có thịt” đầu tiên ở Tây Nguyên. Câu chuyện rất đơn giản, một thầy giáo vô danh không cam lòng trước bữa cơm khó nghèo của học trò, đã hiến 100 triệu đồng tiền tiết kiệm của gia đình gầy một bếp ăn. Người thầy chỉ nói đơn giản thế này: 100% học sinh ở đây là người đồng bào dân tộc thiểu số Jrai, hầu hết là con em hộ nghèo, nếu không có bữa cơm trưa tại trường thì nhiều cháu sẽ bỏ học buổi chiều để theo cha mẹ lên rẫy.
Ảnh: Minh Anh |
Một bữa cơm có thịt, từ bao năm nay Quỹ trò nghèo vùng cao của nhà báo Trần Đăng Tuấn luôn chỉ đặt tiêu chí đơn giản ấy. Chẳng phải có câu “có thực mới vực được đạo”.
Tôi lấy câu chuyện nhỏ này làm đề từ để nói tới Chương trình sữa học đường đang bị “phản biện” dữ dội tại Hà Nội.
Một chương trình bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, có hỗ trợ một phần, với mục tiêu tăng chiều cao, nâng thể chất cho học sinh. Huống chi đó lại là một phần của chương trình quốc gia. Thật sự không hiểu nổi những cái lý của sự phản đối.
Với kế hoạch “một ly sữa làm mạnh một dân tộc”, người Nhật đã bổ sung vào khẩu phần ăn của giới trẻ một ly sữa với quyết tâm nâng chiều cao trung bình của người dân lên 10cm trong 40 năm. Từ một dân tộc được coi là thấp lùn những năm 50 của thế kỷ trước, giờ chiều cao trung bình của người Nhật đạt mức 172cm với nam và 157cm với nữ, chỉ thua kém chiều cao trung bình thế giới 5cm.
Ly sữa không phải là tất cả, nhưng ly sữa là phương cách của người Nhật, người Trung, người Hàn..., của nhiều quốc gia dân tộc dành cho thế hệ trẻ của mình, với sự quan tâm và tầm nhìn.
Còn ở Thủ đô, đề án của TP nêu mức hỗ trợ tối thiểu của đơn vị trúng thầu là 20%, ai hỗ trợ nhiều hơn thì sẽ được ưu tiên và học sinh được cam kết sẽ được sử dụng sữa có chất lượng với mức giá thấp.
Những phản biện hôm nay cần được trân trọng, nhưng trân trọng theo cách tiếp thu để tiếp tục thực hiện một chương trình nhân văn, vì thê hệ trẻ chứ không phải để băn khoăn, đắn đo.
Sẽ không lâu đâu, thời gian sẽ trả lời cho những gì mà chúng ta quyết tâm làm hôm nay.
Xin nhắn tới Hà Nội và những người đang thực hiện các chính sách học đường, rằng nếu đó là một mục tiêu vì thế hệ trẻ, nếu tâm các vị đủ sáng thì hãy cứ làm đi, làm ngay đi.
Phụ huynh bị phạt 200 nghìn đồng vì xúc phạm danh dự cô giáo Nghi ngờ chồng mình "cặp bồ" với cô giáo, một phụ huynh đã ép nạn nhân lên ôtô để đánh ghen. |
Vụ cô giáo bị phụ huynh ép quỳ ở Long An: Hiệu trưởng xin từ chức Hiệu trưởng trường tiểu học Bình Chánh đã làm bản tường trình, kiểm điểm và xin ý kiến cơ quan cấp trên xin thôi giữ ... |