Những phiên họp chính phủ diễn ra tối đa chỉ trong vòng nửa giờ đồng hồ, thậm chí 1 phút ở Estonia đang trở thành mô hình kiểu mẫu mà nhiều quốc gia hướng tới.
Estonia ngày nay trở thành một trong những quốc gia số hoá thành công nhất thế giới nhờ nỗ lực đưa công nghệ áp dụng vào mọi mặt từ quản lý công dân cho tới các hoạt động của chính phủ.
Quốc gia Bắc Âu với dân số chỉ vào khoảng 1,3 triệu người xây dựng thành công chính phủ điện tử (e-government) kiểu mẫu mà nhiều nước trên thế giới phải học tập.
Khác với các quốc gia vẫn họp chính phủ theo cách truyền thống, từ năm 2000, chính phủ Estonia đã xây dựng Hệ thống thông tin Chính phủ phi giấy tờ (e-Cabinet) để theo dõi, quản lý lịch họp, nghiên cứu, xử lý tài liệu, hồ sơ điện tử qua mạng phục vụ Chính phủ cùng Hệ thống tham vấn chính sách (e-Consultation).
Một phiên họp chính phủ Estonia vào tháng 11/2016. (Ảnh: Tauno Tõhk)
e-Consultation được lập ra để tư vấn các dự thảo luật và chỉ dẫn của chính phủ như một công cụ kết nối giữa các Bộ, ngành và công chúng. Hệ thống này có nhiệm vụ tổng hợp các ý kiến sau đó chuyển dữ liệu cần thiết tới e-Cabinet để các Bộ trưởng nghiên cứu trước khi các cuộc họp chính phủ diễn ra.
Điểm ưu việt là các Bộ trưởng có thể truy cập vào e-Cabinet từ các thiết bị kỹ thuật số cầm tay của riêng họ, có thể là máy tính xách tay, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh.
Bằng một thẻ ID định đanh, họ có thể dễ dàng truy cập được vào tất các các mục được đệ trình lên chính phủ trên e-Cabinet, xem trước chương trình nghị sự cuộc họp sắp tới, thông báo cho các đồng nghiệp về quan điểm của họ và thậm chí đưa ra các phiếu bầu sơ bộ về đề xuất nào đó trước khi cuộc họp thực sự bắt đầu. Nếu một mục trong chương trình nghị sự không nhận được ý kiến phản hồi đồng nghĩa với việc nó sẽ được mặc định tự động thông qua vào đầu phiên họp.
Cách thức họp này vì vậy sẽ tiết kiệm được tối đa thời gian, giảm tải những giấy tờ không cần thiết, lược bỏ những khâu không quan trọng giúp cho các cuộc họp chính phủ ở Estonia dù diễn ra trong thời gian ngắn (trung bình 30 phút, nhiều khi chỉ trong 1 phút) nhưng hết sức hiệu quả. Trước khi hệ thống này được áp dụng, các phiên họp thường kéo dài từ 4-5 giờ.
Thêm vào đó, e-Cabinet cũng đảm bảo an toàn trong quá trình ký kết kỹ thuật số các tài liệu, dự luật của chính phủ. Điều này cho phép Thủ tướng, các Bộ trưởng và thư ký nội các có thể ký kết tất cả các các quy định chính phủ trong hoặc ngay sau cuộc họp. Sau mỗi phiên họp, các tài liệu sẽ được lưu trữ trong kho lưu trữ điện tử có thể dễ dàng truy cập.
Có thể khẳng định nhờ e-Cabinet, Estonia đã tạo ra một công cụ quản lý nhanh chóng, minh bạch, thân thiện với môi trường và trở thành hình mẫu mà nhiều quốc gia hướng tới.
Xuất bản, sử dụng sách giáo khoa còn bất hợp lý và lãng phí Ngày 12.9, phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV tiếp tục cho ý kiến về dự án Luật Giáo ... |
"Đúng là chúng ta họp hành quá nhiều" Đúng là chúng ta họp hành quá nhiều. Không riêng gì Chính phủ mà các bộ, ngành, địa phương cũng vậy- Bộ trưởng, Chủ nhiệm ... |
Lạm phát họp Thời còn làm lãnh đạo trường đại học, tôi từng dự những cuộc họp vài phút. |