Một số nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất vừa có tuyên bố chính thức sẽ ngăn chặn các tài khoản của Taliban sau khi lực lượng tuyên bố giành được chính quyền tại Afghanistan.

Gã khổng lồ truyền thông xã hội Facebook xác nhận rằng họ chỉ định Taliban là một nhóm khủng bố và cấm nhóm này cũng như nội dung hỗ trợ Taliban khỏi các nền tảng của mình.

Thế nhưng, các thành viên Taliban được cho vẫn tiếp tục sử dụng

WhatsApp - dịch vụ nhắn tin được mã hóa đầu cuối của Facebook để liên lạc trực tiếp với người Afghanistan bất chấp việc bị công ty Mỹ cấm theo các quy tắc chống lại các tổ chức nguy hiểm.

Người phát ngôn của Facebook cho biết công ty đang theo dõi chặt chẽ tình hình trong nước và WhatsApp sẽ thực hiện hành động với bất kỳ tài khoản nào bị phát hiện có liên kết với các tổ chức bị trừng phạt ở Afghanistan, có thể bao gồm cả xóa tài khoản.

Trên Twitter, các phát ngôn viên của Taliban với hàng trăm ngàn người theo dõi đã cập nhật tweet trong quá trình tiếp quản đất nước.

Khi được hỏi về việc Taliban sử dụng nền tảng này, Twitter chỉ ra các chính sách chống lại các tổ chức bạo lực và hành vi thù địch nhưng không trả lời các câu hỏi từ Reuters về cách họ phân loại. Các quy tắc của Twitter nói rằng không cho phép các nhóm cổ động khủng bố hoặc bạo lực chống lại dân thường.

Trong khi đó, YouTube tỏ ra kiên quyết hơn. Đại diện nền tảng chia sẻ video lớn nhất toàn cầu cho biết sẽ khóa mọi tài khoản có liên hệ với Taliban, dựa trên lệnh cấm của chính quyền Mỹ.

"YouTube tuân thủ tất cả lệnh trừng phạt và cấm vận thương mại hiện hành, bao gồm các quy định của Mỹ. Nếu tìm thấy tài khoản do Taliban sở hữu và điều hành, chúng tôi sẽ đóng", người phát ngôn của hãng xác nhận với The Verge.

Facebook xem Taliban là một tổ chức nguy hiểm. Họ xóa các tài khoản đại diện cho tổ chức này, đồng thời cấm người dùng đăng bài viết ca ngợi hoặc ủng hộ. Trong bối cảnh tình hình Afghanistan thay đổi chóng vánh, Facebook phải tập trung nhiều nguồn lực hơn để thực thi chính sách đó.

Tuy nhiên, sau khi Taliban giành quyền kiểm soát lãnh thổ, Facebook tỏ ra bối rối trong việc công nhận tính hợp pháp của chính quyền mới. Họ sẽ chờ hướng dẫn từ những tổ chức khác về việc này.

"Facebook không đưa ra quyết định về việc chính phủ nào được công nhận hợp pháp, thay vào đó, chúng tôi tôn trọng thẩm quyền của cộng đồng quốc tế trong vấn đề này", phát ngôn viên Facebook nêu quan điểm trên The Verge.

Hãng khẳng định dù lực lượng nào nắm quyền thì họ vẫn xử lý các tài khoản vi phạm dựa trên quy tắc hiện hành.

Các công ty truyền thông xã hội lớn trong năm nay đã đưa ra các quyết định quan trọng về việc xử lý các nhà lãnh đạo thế giới đang tại vị và các nhóm nắm quyền. Trong đó có các lệnh cấm gây tranh cãi với cựu Tổng thống Donald Trump vì đã kích động bạo lực xung quanh cuộc bạo động ở Điện Capitol ngày 6.1 và lệnh cấm quân đội Myanmar trong bối cảnh nước này xảy ra đảo chính.

Vốn bị chỉ trích từ lâu vì thất bại trong việc chống lại ngôn từ kích động thù địch ở Myanmar, Facebook cho biết cuộc đảo chính đã làm leo thang nguy cơ gây tổn hại ngoại tuyến và lịch sử vi phạm nhân quyền của nó đã dẫn đến lệnh cấm tài khoản quân đội cầm quyền.

Bị các nhà lập pháp và cơ quan quản lý toàn cầu chỉ trích vì ảnh hưởng kinh tế, chính trị quá lớn, các công ty truyền thông xã hội Mỹ thường phụ thuộc vào chỉ định của nhà nước hoặc sự công nhận chính thức từ quốc tế để xác định ai được phép truy cập trang web.

PV (th)

Hiểm họa khôn lường khi nhiều vũ khí tối tân của Mỹ rơi vào tay Taliban Hiểm họa khôn lường khi nhiều vũ khí tối tân của Mỹ rơi vào tay Taliban
Taliban có ý đồ gì khi trả lời phỏng vấn của nữ nhà báo? Taliban có ý đồ gì khi trả lời phỏng vấn của nữ nhà báo?
Cầu thủ Afghanistan: Sắp có hòa bình, mong Taliban không can thiệp bóng đá Cầu thủ Afghanistan: Sắp có hòa bình, mong Taliban không can thiệp bóng đá

/ Nghề nghiệp và cuộc sống