Ông Lê Văn Cuông - nguyên Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa - cho biết: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương khoá XII đang được các đảng bộ cơ sở triển khai học tập nghị quyết. Nội dung của Nghị quyết đang rất đúng, rất trúng và toàn dân đều ủng hộ. Chỉ có thực hiện tốt Nghị quyết này đất nước mới có thể phát triển nhanh và bền vững, bộ máy biên chế mới giảm được, chất lượng đội ngũ mới tăng lên được.
“Chúng ta đang làm cuộc cách mạng đổi mới cả về lượng và chất, giảm lượng cán bộ công chức, viên chức đi cho tinh gọn nhưng lại tăng chất lượng lên, bộ máy vận hành trơn tru, tránh tiêu cực. Vấn đề mấu chốt là triển khai thực hiện - đây thường là khâu yếu khiến cho nhiều nghị quyết thực hiện không thành công như mong đợi” - ông Cuông nói.
Ông Lê Văn Cuông chỉ ra rằng, việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng vấp phải khó khăn vì đụng chạm lợi ích, đến quyền lợi, tâm tư, tình cảm của con người. Tuyển vào thì dễ chứ giảm thì khó. Vì thế, phải có một thiết chế thật nghiêm túc và chặt chẽ không thể để ai muốn làm thì làm, không muốn làm thì thôi hay nói một đằng làm một nẻo. Chúng ta phải nghiêm túc thực hiện, nói là phải làm, phải đi vào cụ thể, căn cơ, nhấn mạnh và gắn trách nhiệm của người đứng đầu.
Nguyên Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá đề xuất, muốn sắp xếp lại các cơ quan gọn nhẹ và có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu thì phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đó, phải xác định chặt chẽ các vị trí làm việc, từng vị trí đó cần bao nhiêu nhân lực. Từ đó, cần cố định mức nhân sự và mức lương. Nếu tiết kiệm được lao động, hiệu quả công việc tăng lên thì thu nhập tăng, ngược lại thì nhận lương ít đi.
Ngoài ra, cần xác định tầm quan trọng của các đơn vị sự nghiệp công đối với xã hội. Những đơn vị không cần thiết, thừa thãi, tồn tại cũng được không có cũng không sao thì có thể sáp nhập thậm chí chuyển đổi, giải thể. Chúng ta cần sắp xếp lại toàn bộ hệ thống trường học và cơ sở y tế.
Bên cạnh đó, Nghị quyết 19 cũng nhấn mạnh công tác xã hội hoá. Đây là việc làm rất cần thiết nhưng thực tế vừa qua lại có những việc mang tính chất lạm dụng. Các cơ sở đầu tư trang thiết bị vào bệnh viện sau đó lại mang tính kinh doanh khi phối hợp, thoả thuận với bệnh viện khiến nhiều bệnh nhân không cần thiết phải sử dụng thiết bị đó vẫn được bác sĩ yêu cầu làm dịch vụ. Vấn đề này đã nổi lên như một “căn bệnh” thì cần có “liều thuốc” điều trị bệnh. Cần có quy định rất cụ thể về xã hội hoá không thể để thích thì làm, xã hội hoá cần tập trung vào những cái cần thiết.
Còn TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GDĐT) - cho rằng với thời đại hiện nay, nói đến việc giảm biên chế, nâng cao chất lượng thì yếu tố nâng cao năng lực quản lý cho các nhà trường, của các phòng, ban, sở là điều cần được coi trọng. Đặc biệt, phải ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong quản lý, không thể “cầm tay chỉ việc” hay ngày nào cũng đi kiểm tra được, phải có công cụ thông tin kiểm soát, mọi thứ phải minh bạch.
Tháng 12-2017, Chính phủ sẽ có chương trình hành động tinh gọn bộ máy Liên quan đến chủ trương sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối, bộ máy, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường cho biết ... |
Tinh gọn biên chế: Không dễ khắc nhập - khắc xuất Chuyện sáp nhập, tinh gọn biên chế và tổ chức bộ máy hành chính làm nóng nghị trường và dư luận xã hội khi có ... |