GS Phạm Tất Dong cho rằng qua sự việc GS Trương Nguyện Thành không đủ chuẩn hiệu trưởng ở Việt Nam thì Nhà nước phải có điều chỉnh để thu hút nhân tài chứ không phải là những chính sách cứng nhắc, cản trở trí thức về nước làm việc.

GS Trương Nguyện Thành không đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen, khiến ông quyết định quay trở lại Mỹ dạy học. Điều này khiến không ít người tiếc nuối.

Trả lời VTC News về việc này, GS.TS Phạm Tất Dong - Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam chia sẻ: “Trước hết, những giáo sư tài năng không ở lại Việt Nam là điều đáng tiếc. Có thể, một giáo sư không làm nên tất cả nhưng đó là một phần đóng góp vào nền giáo dục nước nhà."

GS Phạm Tất Dong cũng khẳng định, tiêu chuẩn của Việt Nam trong việc áp dụng đưa một người tài về nước là rất cứng nhắc. Ông cho rằng cần phải có chính sách mềm dẻo hơn để thu hút người tài, trí thức về phục vụ đất nước.

Theo ông Dong, Luật Giáo dục nói chung, Luật Giáo dục Đại học nói riêng ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập.

Mục tiêu của Việt Nam là thu hút chất xám, vậy phải có chính sách điều chỉnh để thu hút nhân tài chứ không phải là những chính sách cứng nhắc, cản trở trí thức về nước làm việc.

giao su dh my khong dat chuan hieu truong o viet nam chinh sach cung nhac can tro tri thuc ve nuoc

GS Phạm Tất Dong cho rằng tiêu chuẩn áp dụng cho người tài về nước rất cứng nhắc.

Theo GS Phạm Tất Dong, Bộ GD-ĐT cần cân nhắc xem xét trường hợp của GS Trương Nguyện Thành để tránh lọt một người tài, một người tri thức có khả năng cống hiến, đóng góp cho đất nước.

Bên cạnh đó, Bộ cũng cần có chính sách mở cửa để thu hút những nhân tài, tri thức quốc tế.

"Mỹ là một đất nước có rất nhiều tri thức, tài năng nhưng họ vẫn mở rộng, thu hút các nhà khoa học, các nhà tri thức trên thế giới”, Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cho hay.

Ông Phạm Tất Dong cũng cho rằng, năng lực quản lý một trường đại học khác năng lực giảng dạy nhưng có những người vừa có năng lực giảng dạy vừa có kĩ năng quản lý.

"Nếu vẫn áp dụng những chính sách cứng nhắc trong các trường hợp này thì thật đáng tiếc", GS Dong bày tỏ.

“Trước đây, có lần tôi và ông Nguyễn Đình Tứ – Trưởng ban khoa giáo TƯ tiếp các trí thức nước ngoài về nước ăn Tết tại TP. HCM. Khi đó, chúng tôi có mở lời mời họ về giúp ích cho đất nước.

Một vài người bày tỏ mong muốn đóng góp công sức cho đất nước nhưng việc đầu tiên là phải xem chính sách tri thức của Đảng và Nhà nước. Nếu chính sách thông thoáng, tạo điều kiện cho họ làm việc thì sẵn sàng về nhưng nếu không thì phải cân nhắc rất kĩ" - GS Dong chia sẻ.

GS Trương Nguyện Thành nhận lời mời về công tác tại ĐH Hoa Sen với vị trí phó hiệu trưởng điều hành từ năm 2016.

Tháng 4, ông được HĐQT ĐH Hoa Sen đề xuất công nhận vị trí hiệu trưởng cho nhiệm kỳ 2017-2022 với sự tín nhiệm cao, 16/18 phiếu tán thành.

Tuy nhiên, theo quy trình công nhận hiệu trưởng của Luật Giáo dục Đại học, ông Thành chưa đủ tiêu chuẩn 5 năm kinh nghiệm quản lý khoa/phòng của một cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.

Tại ĐH Utah (Mỹ), ông tham gia giảng dạy, làm công tác tuyển sinh và quản lý sinh viên cao học khoa Hóa của trường này. Bộ GD&ĐT cho rằng hiện chưa có quy định và tiêu chí để xác định mức độ tương đương cấp phòng/khoa của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài với Việt Nam. Do vậy, không đủ cơ sở pháp lý để xác nhận cụ thể nội dung này.

Lưu Ly
giao su dh my khong dat chuan hieu truong o viet nam chinh sach cung nhac can tro tri thuc ve nuoc Giáo sư Thành và “ngàn lẻ một cửa ải” của Bộ Giáo dục

Câu chuyện GS “quần đùi” Trương Nguyện Thành “trở về Mỹ do không đạt tiêu chuẩn hiệu trưởng của Việt Nam” cho thấy một khía ...

giao su dh my khong dat chuan hieu truong o viet nam chinh sach cung nhac can tro tri thuc ve nuoc Giáo sư Việt được Nhật hoàng tặng huân chương Thụy Bảo Vàng

Giáo sư Trần Văn Thọ, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, cùng hai người Việt Nam khác nhận huân chương Thụy ...

/ https://vtc.vn