Việc phải đóng tiền, mua vé vào chùa mới được giải hạn cầu an là không đúng với tinh thần hỷ xả và phụng đạo, làm hoen ố đạo đức và nhân phẩm con người', Giáo sư Huỳnh nói.
\'Việc phải đóng tiền, mua vé vào chùa mới được giải hạn cầu an là không đúng với tinh thần hỷ xả và phụng đạo, làm hoen ố đạo đức và nhân phẩm con người\', Giáo sư Huỳnh nói.
Đầu năm mới, nhiều người dân đi cầu an giải hạn, để mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong cuộc sống. Theo giáo sư Lương Ngọc Huỳnh, điều đó không có gì sai mà hướng con người làm việc tốt, nhân văn hơn.
“Đó là ước nguyện chính đáng của con người, mang tính giáo dục và sự răn đe trong cuộc sống”, giáo sư Huỳnh nói.
Theo ông, cầu an giải hạn đầu năm không chỉ có ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới đều có. Các nghi thức thường gắn liền với quan niệm và tín ngưỡng riêng của mỗi dân tộc.
Người theo đạo Thiên Chúa thì mong được rửa tội và chúc phúc. Người theo đạo Phật thì mong được cầu an và giải nghiệp. Người theo Thần Tiên đạo Giáo thì mong được giải hạn và cầu tài…
| |
Giáo sư Huỳnh cho rằng, việc tổ chức lễ cầu an phải tự nguyện, làm bằng cái tâm của nhà chùa. |
Giao sư Huỳnh cho biết, mấy năm trở lại đây, nhiều nơi đã lợi dụng nghi lễ trên để trục lợi. Điều đó thể hiện ở việc các cơ sở thờ tự yêu cầu người dân phải đóng tiền, mua vé vào cổng thì mới được cầu an. Hay việc chen lấn, xô đẩy, giành giật cũng là việc làm thiếu đạo đức, làm xấu đi nghi thức trang nghiêm nơi cửa Phật.
Theo ông Huỳnh, nếu tận dụng việc cầu an mà trục lợi là không đúng tinh thần hỷ xả và phụng đạo, làm hoen ố đạo đức và nhân phẩm con người, lại mắc tội bất kính với đạo.
“Tổ chức lễ cầu an giải hạn cho dân phải được chính quyền địa phương cho phép. Phía nhà chùa phải làm bằng chính tâm của mình, làm tự nguyện, không thu lợi bằng bất cứ hình thức nào. Việc cả năm hưởng lộc tiền công đức mà đầu năm lại đi thu tiền nữa thì bất kính với dân”, vị giáo sư nói.
Trường hợp có doanh nghiệp nào tài trợ để cầu an giải hạn cho dân thì tốt mà không có thì các thầy phải tự bỏ tiền túi của mình ra làm cho nhân dân, đó mới là chân tu, đúng tiêu chí nhà Phật.
“Năm ngoái tôi có đi làm lễ cầu an và giải hạn thái tuế cho nhân dân ở đền Quán Thánh, không ai phải đóng tiền, vào đền cũng không phải mua vé, mà còn được phát lộc đầu năm, thế mà cuối buổi lễ cũng thu được 99 triệu tiền công đức, tôi dâng hết lên đền để ban quản lý lo việc hương khói cho đền.
Năm nay cũng vậy ngày 19 tháng Giêng tôi sẽ lại làm lễ cầu an, và xin Thần Tiên giải hạn cho nhân dân ở đây”, giáo sư Huỳnh cho biết.
| |
Dòng người đổ về chùa Phúc Khánh cầu an, giải hạn, ngồi tràn ra đường mỗi dịp đầu năm. Ảnh: VietNamNet |
Đồng ý với quan điểm trên, giáo sư Vũ Gia Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hoá - Du lịch cũng cho rằng, xét về tâm lý và đạo đức thì việc cầu an dịp đầu năm là một điều tốt, giúp con người tin yêu cuộc sống, giải tỏa được căng thẳng trong cuộc sống để làm điều tốt.
Tuy nhiên, xét về việc có may mắn sau khi làm lễ hay không thì hiện nay chưa có tài liệu nào nghiên cứu hay chứng minh. Vị giáo sư cũng cho rằng, để không bị trục lợi khi đi cầu an, người dân nên đến những nơi uy tín và phải trật tự, tránh xô đẩy, giành giật để không làm xấu đi những nét đẹp trong văn hóa.
Cúng sao giải hạn và \'nỗi ám ảnh\' La Hầu, Kế Đô: Giảng giải từ sư trụ trì Theo quan niệm dân gian, mỗi người vào mỗi năm sẽ có một ngôi sao chiếu mệnh. Có sao tốt, sao xấu, gặp sao xấu ... |
Thương mại hóa dâng sao giải hạn Theo PGS-TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo: Giáo hội cũng nên lên tiếng về việc tránh thương mại hóa trong ... |
Dâng sao giải hạn chỉ là "dịch vụ tâm linh" của nhà chùa “Nhà chùa đang làm dịch vụ tâm linh theo nhu cầu của người dân về cầu an, dâng sao giải hạn. Mà đã là dịch ... |