Đại biểu Quốc hội cho rằng việc 100 uỷ viên Trung ương thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước chính là thể hiện ý Đảng, lòng dân.
Tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất tuyệt đối (100%) giới thiệu Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng, để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV khai mạc vào ngày 22/10 tới đây.
Nhân dân và các cán bộ và Đảng viên ai cũng cho rằng việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước là thích hợp.
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân
Trả lời VTC News, ĐBQH Lê Thanh Vân đánh giá việc Ban chấp hành Trung ương nhất trí 100%, giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu Chủ tịch nước đã thể hiện ý chí rất tập trung của Trung ương Đảng với cá nhân Tổng Bí thư.
Điều này cũng là biểu hiện lòng dân thời gian qua đánh giá qua hoạt động của Tổng Bí thư với vai trò là người đứng đầu Đảng, Tổng Bí thư đã thể hiện được uy tín cá nhân của mình. Đây cũng là việc thể hiện xu hướng chung của xã hội mong muốn Tổng Bí thư đảm nhận chức vụ đứng đầu Nhà nước.
“Đến lúc này theo như những bình luận và thu thập ý kiến ở nhiều nơi, nhân dân và các cán bộ và Đảng viên ai cũng cho rằng việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước là thích hợp. Thời gian qua Tổng Bí thư đã có nhiều đóng góp cống hiến, thể hiện phẩm chất đạo đức của mình, xứng đáng vào vị trí đấy”, ông Vân nói.
Theo ĐB Lê Thanh Vân, người đứng đầu Đảng và người đứng đầu Nhà nước là 2 thiết chế khác nhau. Ở Việt Nam, Đảng lãnh đạo hay là Đảng cầm quyền thì đồng nghĩa với việc Đảng trực tiếp lãnh đạo, trực tiếp cầm quyền, lịch sử đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng là đến bây giờ là độc tôn, theo điều 4 Hiến pháp, cho nên việc cử Tổng Bí thư ra ứng cử Chủ tịch nước là điều bình thường.
ĐBQH Lê Thanh Vân.
Theo ông Vân, đã đến lúc đất nước cần phải có một người chủ trì, chèo lái thể hiện sự tập trung thống nhất ý chí và thay mặt cho tập thể có những quyết sách với tư cách cá nhân.
“Việc Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí tuyệt đối đề cử Tổng Bí thư ra để Quốc hội tới đây bầu làm Chủ tịch nước thể hiện rất nhiều yếu tố đấy, một mặt đòi hỏi giai đoạn này cần thiết phải có sự tập trung thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành.
Thứ hai, lúc này nhân vật cụ thể đã xuất hiện, đó là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thứ ba, nó thể hiện được lòng dân, các Ủy viên Trung ương chắc chắn đã thâm nhập vào tâm tư nguyện vọng đời sống của cán bộ đảng viên ở địa phương mình và trên cả nước và thể hiện mong muốn đó qua lá phiếu của mình.
Tất nhiên Ủy viên Trung ương không chỉ đại diện cho ý chí nguyện vọng của Đảng viên mà còn phản ánh tâm tư nguyện vọng của người dân nữa”, ông Vân nói.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng.
Cũng có cùng quan điểm này, trả lời VTC News, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng cho rằng, việc Ban Chấp hành Trung ương thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước là một vấn đề hết sức nên làm.
“Đảng chúng ta đã có chủ trương rất rõ ràng vế vấn đề tinh giản, tinh gọn bộ máy của Đảng và bộ máy Nhà nước. Đất nước chúng ta phải tinh gọn lại bộ máy để có hiệu quả, hiệu lực nên tất cả các vị trí cán bộ cũng phải thống nhất lại, vì Đảng ta là Đảng cầm quyền duy nhất”, ông Nhưỡng nói.
Theo ĐB Lưu Bình Nhưỡng, việc này sẽ giảm đi bớt đầu mối, tạo ra tính trực tiếp, liên thông để đảm bảo việc lãnh đạo, chỉ đạo thông suốt, thống nhất. Bản thân cán bộ Nhà nước cũng phải là cán bộ Đảng, cán bộ Đảng đồng thời phải làm việc của Nhà nước chứ không phải Đảng chỉ làm việc của Đảng, Nhà nước chỉ làm việc của Nhà nước.
Đánh giá về con số 100% thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, điều này thể hiện rất nhiều ý nghĩa:
“Thứ nhất, nó thể hiện rõ sự thống nhất của Đảng về chủ trương giới thiệu đồng chí Tổng Bí thư để Quốc hội bầu Chủ tịch nước, thể hiện sự thống nhất quan điểm của Trung ương.
Thứ hai, điều này thể hiện rất rõ, tín nhiệm của đồng chí Tổng Bí thư rất là cao, sự tín nhiệm này được thể hiện rõ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư trong thời gian vừa qua đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như những vấn đề riêng khác (như phòng chống tham nhũng, vấn đề về công tác cán bộ..), tất cả thể hiện rất rõ tính quyết liệt của đồng chí.
Thứ ba, sự tín nhiệm đó rất phù hợp, rất khách quan, trên bình diện chung cũng như trên những bình diện cụ thể. Thể hiện rất rõ sự mong muốn, đồng tình và ủng hộ của người dân hiện nay”.
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cũng cho rằng, từ trước đến nay, từ khi thành lập Đảng chúng ta chỉ có một Đảng duy nhất lãnh đạo, nên việc chia tách như trước đến nay là không có lợi. Tổ chức lại cơ quan Đảng và cơ quan Nhà nước thực chất bản chất chỉ là một, vừa củng cố Đảng vừa củng cố Nhà nước, đảm bảo kiểm soát quyền lực ngay trong lòng quyền lực là điều quan trọng.
"Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đủ uy tín làm Chủ tịch nước" "Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có đầy đủ điều kiện và uy tín làm Chủ tịch nước. Tôi tin Quốc hội sẽ bỏ phiếu ... |
Thống nhất giới thiệu Tổng bí thư để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước Ban chấp hành Trung ương Đảng thống nhất 100% việc giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ ... |
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu làm Chủ tịch nước Hội nghị Trung ương 8 giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để kỳ họp Quốc hội tới đây bầu làm Chủ tịch nước. |
Nhất thể hóa chức danh lãnh đạo: Điều gì quan trọng nhất? Chủ trương nhất thể hóa một số chức danh, trong đó có Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện, xã đã được thí ... |