Với lo ngại về biến thể Omicron, các nhà chức trách trên toàn châu Á kêu gọi người dân không nên đi du lịch trong những ngày lễ đón năm mới.
Trên toàn châu Á, nhiều sự kiện lễ hội, như hội chợ và bắn pháo hoa, bị hủy để tránh tụ tập đông người làm lây lan dịch bệnh. Nhiều người chỉ còn cách "âm thầm" ăn mừng.
Tại Trung Quốc, nơi Chun Jie (hay Lễ hội mùa xuân) là mùa lễ quan trọng nhất trong năm, các nhà chức trách đang nỗ lực ngăn chặn những làn sóng lây nhiễm có thể ảnh hưởng đến Thế vận hội Mùa đông sẽ khai mạc vào 4/2 tới.
Một công viên tại Bắc Kinh trước thềm năm mới. (Ảnh: Reuters) |
Dù triển khai chính sách "không COVID" nghiêm ngặt, nhưng tính đến 29/1, Trung Quốc vẫn còn 2.127 ca nhiễm SARS-CoV-2.
Hiện, một số địa phương tại nước này động viên người dân hạn chế di chuyển về quê bằng các chương trình như tặng phiếu mua sắm, vé vào các điểm tham quan và thậm chí là tặng tiền mặt. Một số địa phương khác yêu cầu những người về quê đón Tết cách ly tập trung hoặc tại nhà lên tới 14 ngày.
Đường phố Thượng Hải. |
Riêng Hong Kong đã hủy bỏ các hội chợ Tết Nguyên đán hàng năm, đóng cửa trường học sớm và phong tỏa nhiều khu vực để xét nghiệm, cấm ăn uống tại chỗ sau 18h, đóng cửa nhiều loại hình dịch vụ như spa, phòng gym, rạp chiếu phim và quán bar. Số ca mắc mới do lây nhiễm cộng đồng tại đây đã tăng từ 2 ca vào tháng 12/2021 lên hơn 600 ca trong tháng 1/2022.
Theo quy định, du khách đến Hong Kong sẽ phải cách ly 7 ngày. Nhưng những người như cha mẹ của Eric Zheng - một cư dân đang sinh sống ở đây vẫn cố gắng bay từ Thượng Hải đến để đón năm mới với anh. Họ không lo về việc hàng quán đóng cửa sớm vì sẽ nấu ăn ở nhà, nhưng cũng cảm thấy buồn vì không còn nhiều sự kiện lớn như mọi năm.
Người dân châu Á nhiều năm liên tiếp phải đón Tết trong lo ngại dịch bệnh. (Ảnh: The Star) |
Tại Hàn Quốc, vào tuần trước, số ca COVID-19 tăng lên mức kỷ lục, với 17.532 ca mắc mới hôm 30/1.
Đây là năm thứ hai liên tiếp anh Phil Lee - một nhân viên quan hệ công chúng, phải một mình lái xe về nhà để đón Tết với bố mẹ. Vợ và hai con của anh sẽ ở lại thành phố vì lo ngại dịch bệnh. Bản thân anh cũng tự làm xét nghiệm trước và sau chuyến đi.
Viện Giao thông Hàn Quốc ước tính, có khoảng 28,77 triệu người dân nước này sẽ ra đường vào dịp Tết, tăng 17,4% so với năm ngoái, do phần lớn mọi người đã tiêm vaccine và lựa chọn đi xe cá nhân như phương pháp an toàn nhất trong bối cảnh dịch bệnh. Riêng hòn đảo du lịch nổi tiếng Jeju dự kiến đón khoảng 207.000 du khách cuối tuần nghỉ lễ, tăng 35,2% so với một năm trước.
Các con số tăng dù Chính phủ Hàn Quốc kêu gọi người dân không đi du lịch. Thủ tướng Kim Boo-kyum cảnh báo việc lên đường về quê vào lúc này ở Hàn Quốc “chẳng khác nào thêm dầu vào lửa”.
Hiện Hàn Quốc duy trì các quy định chống dịch bao gồm, cấm tụ tập trên 6 người, áp giờ giới nghiêm là 21h với các doanh nghiệp như nhà hàng và quán cà phê.
Người dân sắm Tết tại Hong Kong, Trung Quốc. (Ảnh: AP) |
Cũng trong lo ngại dịch bệnh, thủ đô Manila, Philippines đã cấm tổ chức các màn múa lân, bắn pháo hoa hay tụ tập đông người ở “quận người Hoa” Binondo - nơi có khoảng 1,35 triệu người gốc Hoa sinh sống.
Philippines đang hồi phục từ sau làn sóng dịch tồi tệ nhất do Omicron gần đây. Số ca mắc mới tại Metro Manila (khu vực bao gồm thủ đô Manila và 16 thành phố lân cận), đã giảm từ 18.000 xuống dưới 3.000 ca.
Tại Malaysia, các sự kiện thăm thú trong dịp lễ hội bị hạn chế, nhưng người dân vẫn có thể về ăn uống đoàn viên cùng gia đình. Hôm 29/1, uớc tính trên các đường cao tốc Malaysia có khoảng 4,6 triệu xe lưu thông.
Một sạp hàng ở Thái Lan. (Ảnh: Reuters) |
Nhưng trong hoàn cảnh số ca mắc mới tăng hơn 5.000 trong 3 ngày liên tiếp, một số đền chùa tại Malaysia phải hạn chế số người đến thăm. Vì vậy, những người đi chùa tại Malaysia đã nhanh chóng “thích nghi” bằng cách đến chùa sớm.
Tại Singapore, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân ở nhà nếu cảm thấy không khỏe, dù họ có xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 hay không. Nước này giới hạn các cuộc tụ tập, chỉ cho phép tối đa 5 người.
Vì sao các nước rục rịch coi COVID-19 là bệnh đặc hữu... như cúm? Các chuyên gia y tế hàng đầu trên thế giới đều nhận định ít có khả năng COVID-19 biến mất hoàn toàn và các chính ... |
Số ca mắc Covid-19 tại Hàn Quốc cao kỷ lục Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), ngày 28/1, Hàn Quốc ghi nhận kỷ lục 16.096 ca mắc Covid-19, ... |