Kết quả giám sát tại Hà Nội cho thấy, chỉ số BI (chỉ số điều tra số dụng cụ chứa nước có loăng quăng, muỗi vằn) tại nhiều nơi vượt ngưỡng, có nơi cao gấp hơn 2 lần yếu tố nguy cơ bùng phát dịch…
- Hà Nội chuẩn bị vào đỉnh dịch sốt xuất huyết: Đừng để “nước đến chân mới nhảy”!
- Dịch sốt xuất huyết trên cả nước tăng 75%, tại Hà Nội đang diễn biến ra sao?
Lãnh đạo SYT Hà Nội kiểm tra công tác phòng chống dịch SXH tại một điểm ổ dịch
Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, hiện nay dịch sốt xuất huyết (SXH) ở Hà Nội đang trong giai đoạn cao điểm hay còn gọi là đỉnh dịch. Trong tuần vừa qua (tính đến 14-11), số mắc SXH trên địa bàn thành phố lên tới trên 1.340 trường hợp, tăng 2,3% so với tuần trước đó, đồng thời ghi nhận thêm 83 ổ dịch mới tại 12 quận, huyện…
Đáng chú ý, theo báo cáo của CDC Hà Nội, kết quả giám sát điều tra xử lý ca bệnh, ổ dịch SXH trong 3 tuần gần đây cho thấy, chỉ số BI tại một số nơi cao vượt ngưỡng. Thậm chí có nơi, chỉ số BI cao gấp hơn 2 lần yếu tố nguy cơ bùng phát dịch bệnh SXH.
Cụ thể, nếu điều tra ghi nhận chỉ số BI từ 30 trở lên, có nghĩa là tại cơ sở giám sát đang có yếu tố nguy cơ cao với khả năng dịch bệnh SXH có thể bùng phát. Riêng tại khu vực miền Bắc, chỉ số BI này quy định là từ 20 trở lên.
Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, hiện nay dịch sốt xuất huyết (SXH) ở Hà Nội đang trong giai đoạn cao điểm hay còn gọi là đỉnh dịch. Trong tuần vừa qua (tính đến 14-11), số mắc SXH trên địa bàn thành phố lên tới trên 1.340 trường hợp, tăng 2,3% so với tuần trước đó, đồng thời ghi nhận thêm 83 ổ dịch mới tại 12 quận, huyện…
Đáng chú ý, theo báo cáo của CDC Hà Nội, kết quả giám sát điều tra xử lý ca bệnh, ổ dịch SXH trong 3 tuần gần đây cho thấy, chỉ số BI tại một số nơi cao vượt ngưỡng. Thậm chí có nơi, chỉ số BI cao gấp hơn 2 lần yếu tố nguy cơ bùng phát dịch bệnh SXH.
Cụ thể, nếu điều tra ghi nhận chỉ số BI từ 30 trở lên, có nghĩa là tại cơ sở giám sát đang có yếu tố nguy cơ cao với khả năng dịch bệnh SXH có thể bùng phát. Riêng tại khu vực miền Bắc, chỉ số BI này quy định là từ 20 trở lên.
Thế nhưng, qua giám sát điều tra xử lý ca bệnh tại Hà Nội, ổ dịch SXH tại thôn 7, xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ có chỉ số BI=50; ổ dịch thôn Thao Nội, xã Sơn Hà, huyện Phú Xuyên là BI=55; ổ dịch thôn Phương Trạch, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh BI=35; ổ dịch thôn Vũ Lăng, xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai BI=20…
Nhiều người dân còn nhận thức sai lầm trong phòng chống dịch SXH |
Ông Tuấn cho biết, nhiều người cho rằng, muỗi truyền bệnh SXH chỉ sinh sản ở môi trường ao tù, nước bẩn nên lơ là dọn dẹp, vệ sinh những vật dụng chứa nước sạch ngay trong chính ngôi nhà mình. Đây là hiểu biết sai lầm mà người dân cần phải thay đổi để phòng, chống sự lây lan của dịch bệnh SXH hiện nay.
Thực tế, theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, muỗi Aedes aegypti là thủ phạm (vector chính) truyền virus gây bệnh SXH. Loại muỗi này còn gọi là muỗi “quý tộc”, muỗi “nhà vua” hoặc muỗi vằn bởi khả năng sinh sản cao và có tập tính đẻ ở nơi nước trong. Khi đẻ trứng, muỗi vằn thường chọn đẻ nơi nước sạch, chúng hoàn toàn không đẻ nơi ao tù, nước thải cống hôi thối như nhiều người dân thường nghĩ.
Một sai lầm phổ biến khác là người dân thường có quan niệm phòng, chống muỗi đốt vào ban đêm bởi vì đây là thời điểm số lượng muỗi xuất hiện nhiều nhất. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, muỗi gây SXH là muỗi hoạt động vào ban ngày.
Hơn nữa, muỗi vằn truyền bệnh SXH thích cư trú tại các chỗ tối trong nhà như mặt dưới của đồ gỗ, quần áo treo, rèm treo cửa trong phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng tắm và bếp, tủ, hốc, gầm giường, sau rèm…
Các chuyên gia nhấn mạnh, người dân cần chú ý hạn chế mở cửa lúc sáng sớm để phòng muỗi vào nhà bởi đây là thời điểm muỗi hoạt động mạnh nhất. Cùng đó, khoảng thời gian nhập nhoạng tối, muỗi có thói quen bay vào nhà để tìm nơi trú ngụ nên cũng hạn chế mở cửa thời điểm này. Còn trong khoảng thời gian từ 10h đến 16h, khi có nắng lên thì muỗi ít hoạt động hơn.
Các chuyên gia kêu gọi, để phòng chống SXH đòi hỏi mỗi người dân cần tự ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tích cực diệt muỗi, bọ gậy, loăng quăng mọi lúc, mọi nơi và có biện pháp phòng tránh muỗi đốt như nằm màn khi ngủ…