Cơ quan chức năng đang lập hồ sơ trình thành phố thu hồi 3 dự án với diện tích hàng ngàn m2.

ha noi lap ho so thu hoi hang nghin m2 dat du an bo hoang Hà Nội sẽ thu phí chống ùn tắc: Thu kiểu gì?
ha noi lap ho so thu hoi hang nghin m2 dat du an bo hoang Xuất hiện doanh nghiệp đề nghị xoá chung cư cũ, không phải bồi thường

Theo đó, đối với những dự án không triển khai, TP sẽ thực hiện thu hồi lại đất các dự án này để sử dụng vào mục đích khác theo quy định, tránh lãng phí nguồn tài nguyên.-Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa có văn bản gửi Thường trực HĐND TP liên quan đến việc rà soát lại toàn bộ các dự án đã cấp đất cho doanh nghiệp nhưng bỏ hoang nhiều năm.

Lãnh đạo Hà Nội cho biết, hàng năm TP đều giao kế hoạch cho Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với các tổ chức sử dụng đất trên địa bàn và thanh, kiểm tra đối với các trường hợp vi phạm.

ha noi lap ho so thu hoi hang nghin m2 dat du an bo hoang

Những dãy biệt thự, nhà liền kề phơi nắng phơi sương, bỏ hoang từ nhiều năm nay tại khu đô thị huyện Hoài Đức.

Trong năm 2016, Sở TN&MT đã triển khai 37 đoàn thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đất đai, đã lập hồ sơ trình UBND thành phố ban hành 2 quyết định thu hồi với tổng diện tích 657,9m2.

Riêng 6 tháng đầu năm 2017, sở này đã triển khai 13 đoàn thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đất đai, đã lập hồ sơ trình UBND thành phố ban hành 2 quyết định thu hồi với tổng diện tích 100.944m2.

Hiện tiếp tục lập hồ sơ trình thành phố thu hồi 3 dự án với diện tích 48.454m2 đất. Bên cạnh đó, cũng đề nghị gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng 24 tháng đối với 14 dự án.

Liên quan đến vấn đề này, tháng 6 vừa qua, tại buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp HĐND TP Hà Nội cử tri đã nêu câu hỏi về tình trạng hàng loạt các dự án bất động sản, dự án nhà ở được phê duyệt trước khi sáp nhập trên địa bàn các huyện ngoại thành sau gần 10 năm vẫn bỏ hoang tràn lan gây lãng phí, bức xúc dư luận. Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, đối với các dự án thuộc địa bàn huyện Mê Linh và các huyện ngoại thành khác, trong năm 2016 và riêng 5 tháng đầu năm 2017 đích thân ông đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn với các sở ngành liên quan.

Theo ông Chung nguyên nhân các dự án này chậm trễ có nhiều, trong đó có việc có chủ đầu tư chưa nộp nghĩa vụ tài chính về đất đai; có vướng mắc trong việc phê duyệt quy hoạch. Thậm chí có những dự án chủ đầu tư “bỏ chạy” không thực hiện.

Thực tế hiện nay, trên địa bàn Hà Nội gần chục năm nay nhiều dự án vẫn bị bỏ hoang. Như tại địa bàn huyện Mê Linh, từ sau thời điểm hợp nhất đến nay hiện có 47 dự án xây dựng khu đô thị, nhà ở với tổng diện tích đất khoảng 1.743 ha, trong đó có 14 dự án đã hoàn thành công tác GPMB; 18 dự án đang GPMB; 24 dự án đang xây dựng hạ tầng hoặc công trình kiến trúc.

Nhiều chuyên gia cũng đặt vấn đề, biện pháp tốt nhất các nước áp dụng với dự án đầu tư chậm hoặc có vẻ như không muốn đầu tư mà chuyển nhượng, là dùng biện pháp đánh thuế. Mỗi năm không sử dụng thuế cao gấp đôi, gấp ba, nhà đầu tư xót tiền tự giải quyết.

http://vietnamnet.vn/vn/bat-dong-san/du-an/ha-noi-thu-hoi-hang-nghin-m2-dat-du-an-bo-hoang-395713.html

Theo Vietnamnet