Chuyên gia cho rằng, Hà Nội muốn tăng quyền nhưng cũng phải nằm trong khuôn khổ quy định pháp luật.
Tại buổi làm việc với Bộ Xây dựng, Hà Nội kiến nghị được tăng thêm nhiều quyền tự quyết trong xem xét thủ tục hoạt động xây dựng trên địa bàn thủ đô.
Ảnh minh họa. Zing
Bình luận về việc này, ông Nguyễn Văn Đính - Phó Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng cần nhìn nhận những đề xuất trên dựa trên góc độ tích cực và cả tiêu cực.
Ở khía cạnh tích cực, vị chuyên gia nhận định, việc xin tăng thêm quyền tự quyết sẽ giúp Hà Nội chủ động, nắm bắt kịp cơ hội giúp địa phương bứt phá, phát triển.
Việc này cũng là cần thiết, phù hợp với các mục tiêu phát triển của thành phố.
Tuy nhiên, nhìn từ chiều ngược lại, ông Nguyễn Văn Đính bày tỏ lo ngại từ nhiều phía, đặc với tư duy tự quyết là không có ai quản và địa phương muốn làm gì thì làm. Tư duy trên phải được ngăn chặn bằng những cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ, tự quyết nhưng tất cả vẫn phải nằm trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
Đi vào phân tích từng điểm, vị chuyên gia chỉ rõ.
Thứ nhất, đối với đề xuất, giao Hà Nội tự xem xét, quyết định, điều chỉnh dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, tái định cư hoặc thay đổi cơ cấu diện tích sàn xây dựng nhà thương mại, nhà ở xã hội tại những dự án nhà ở quy mô trên 500 căn. Tăng quyền để tự tổ chức thẩm định, chấp thuận chủ trương dự án nhà ở có từ 2.500 căn trở lên. Đồng thời, địa phương còn đề xuất; Tự được cấp phép xây dựng đối với tất cả công trình mà thành phố quyết định chủ trương đầu tư...
Về đề xuất này, ông Đính cho rằng cần phải có nghiên cứu, tính toán tổng thể, vì các dự án nhà xã hội phát triển được là nhờ nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, tuy nhiên, thời gian gần đây bị chững lại, không khuyến khích được nhà đầu tư tham gia vì không có cơ chế hỗ trợ.
Vì thế, có thể nghĩ đến chiều hướng cho phép chuyển đổi, sử dụng các quỹ nhà này sao cho phù hợp với nhu cầu và quy hoạch.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi sẽ phải được cân nhắc thận trọng, vì trong trường hợp là nhà ở thương mại giá rẻ thì việc chuyển đổi có thể chấp nhận được, nhưng trường hợp nhà ở thương mại giá cao mà chuyển đổi sang xã hội, tái định cư lại là vấn đề rất phức tạp.
Trong bối cảnh hiện nay ngân sách không thể kham nổi thì có thể nghĩ tới việc bỏ hẳn chính sách nhà ở xã hội mà nên chuyển sang nhà ở thương mại giá rẻ dành cho người có thu nhập thấp.
"Như tôi đã nói, việc xây dựng cơ chế quản lý, giám sát cho phù hợp với việc trao đổi, mua bán phải rất thận trọng. Nhà đầu tư chắc chắn không bao giờ chịu lỗ, trong khi thiếu cơ chế giám sát, quản lý thì sẽ dẫn tới tình trạng đề xuất hay nhưng thực hiện dở, tất cả chi phí chênh lệch lại khéo léo được tính vào giá và cuối cùng người mua là thiệt", ông Đính nói.
Thứ hai, về đề xuất tự quyết định hình thức chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại là nhà thấp tầng, khu đô thị sinh thái có quy mô trên 10 ha nộp tiền tương đương quỹ đất 20% để phát triển nhà ở xã hội.
Với đề xuất trên, ông Đính cho biết, theo quy định, quy mô tối thiểu với một khu đô thị là phải có diện tích 20ha trở lên, trong đó bao gồ các điều kiện đi kèm như đường xá, hạ tầng, các dịch vụ chức năng đi kèm.
Với đề xuất một khu đô thị có diện tích 10ha thì chưa thể gọi là khu đô thị mà chỉ được gọi với tên gọi là khu nhà ở. Như vậy, quy định về chiều cao của khu nhà ở phải thực hiện theo quy hoạch, nhu cầu sử dụng của từng khu vực.
Nếu mật độ dân cư quá lớn, chỉ tiêu dân số quá cao thì không thể khuyến khích phát triển thêm nhà ở cao tầng.
Trong trường hợp này, việc để Hà Nội tự quyết định tầng cao cũng là phù hợp nhưng Chính phủ không thể hoàn toàn buông tay, giao trắng cho Hà Nội được.
"Thực tế đã có rất nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện gây hậu quả nghiêm trọng. Điển hình trong chủ trương thực hiện thu hút đầu tư dự án theo hình thức BOT, BT, về mặt chủ trương đây là chủ trương đúng, thế giới vẫn đang làm, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện triển khai đã bộ lộ rất nhiều bất cập, gây thất thoát, tham nhũng, tiêu cực, khiến dư luận phản ứng mạnh, người dân và cả nhà đầu tư bị mất lòng tin.
Sai phạm về quản lý đất đai tại Đà Nẵng, TPHCM là những ví dụ điển hình. Do đó, nếu buông tay, giao toàn quyền cho Hà Nội mà không có cơ chế giá sát chặt chẽ thì nguy cơ đi vào vết xe đổ của Đà Nẵng, TP.HCM là khó tránh khỏi. Chuyện địa phương xé luật để vượt rào có thể tạo sự bứt phá cho thành phố nhưng hậu quả cũng vô cùng lớn", ông Đính lo ngại.
Thứ ba, với đề xuất tự quyết định chiều cao trong cải tạo, xây dựng mới các chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp... ông Đính cũng cho rằng Hà Nội không thể làm trái quy hoạch Thủ tướng đã phê duyệt.
Đặc biệt các giải pháp giao thông, dân số, phải được thực hiện hài hòa và có ý kiến của Chính phủ.
Kết luận lại, Phó Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, việc xin tăng thêm quyền tự quyết cũng có thể xuất phát từ mong muốn phát triển của địa phương. Thực tế đã có một số quy định bó buộc, làm hạn chế quyền chủ động, khiến địa phương gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển.
Tuy nhiên, việc giao quyển chủ động cho HN nhưng vẫn phải có sự giám sát chặt chẽ của Chính phủ, đặc biệt là vai trò thẩm định, đánh giá, giám sát thực hiện dự án nhằm bảo đảm dự án được phê duyệt là đúng đắn, phù hợp, không gây ảnh hưởng tới lợi ích chung của đất nước.
Lo ngại tàu Cát Linh - Hà Đông \'thu không đủ chi phí vận hành\' nói gì trả nợ? Chuyên gia kinh tế phân tích, số tiền thu được từ tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ không đủ để đáp ứng được chi ... |
Bộ Tài chính lo ngại vốn ODA: Những cảnh báo kịp thời Chúng ta đã kết thúc giai đoạn vay ODA lãi suất bằng 0% với các nhà tài trợ trên thế giới, giờ phải cẩn trọng ... |