Trên forum chuyên chia sẻ thông tin cá nhân, người dùng được cho là nắm dữ liệu của Thế Giới Di Động đã tiếp tục tiết lộ thêm một số thông tin, lần này có cả số thẻ đầy đủ.
Tối 7/11, trên diễn đàn R******ums, tài khoản tên erwincho đã tiếp tục đưa thêm một hình ảnh có thể là thông tin thẻ của người dùng. Chủ đề (topic) được đặt tên là “Thegioididong.com part 3 tease” (Hé lộ phần 3 Thegioididong.com).
Ảnh chụp màn hình rất ngắn tiết lộ khoảng 40 số thẻ, cùng loại thẻ như Visa, Master… trong một file Excel. Cột còn lại cũng có một mã số nhưng không trùng khớp với mã số ở các bài post trước đó.
Bức ảnh tiết lộ danh sách loại thẻ và số thẻ đầy đủ vừa được đăng tải trên diễn đàn chuyên chia sẻ thông tin cá nhân. |
Theo những dấu hiệu ban đầu, số trong ảnh này có thể là thẻ tín dụng hoặc thẻ rút tiền ngân hàng bởi có các đầu số, nhưng không kèm mã số bí mật (CCV).
Trên diễn đàn R******ums, một người bình luận cho biết nhìn thấy số thẻ của mình ở đây và không biết phải làm gì. Nhiều bình luận khác cũng cho rằng mình đang chờ đợi thêm các thông tin được đăng tải thêm.
Chiều nay (7/11), nhiều người dùng tại Việt Nam cho biết tìm thấy email của mình trong các tập tin do tài khoản tên erwincho phát tán trên diễn đàn R******ums, chia sẻ một số thông tin với tiêu đề liên quan đến trang web của Thế giới di động. Các thông tin tiết lộ trước đó bao gồm hai danh sách email và một tập tin Excel chứa thông tin mã hàng, số thẻ nhưng không đầy đủ.
Danh sách email đầu tiên gồm hơn 5 triệu địa chỉ email, trong đó có nhiều địa chỉ email cá nhân và cả những địa chỉ mail của hệ thống, công ty. Danh sách thứ hai bao gồm các địa chỉ email với tên miền @thegioididong.com.
Trả lời báo chí, ông Đặng Thanh Phong, Trưởng phòng truyền thông của Thế Giới Di Động cho biết đã nhận được thông tin phản ánh, đã kiểm tra và khẳng định thông tin chia sẻ trên diễn đàn không chính xác. "Hiện tại hệ thống CNTT của chúng tôi vẫn an toàn, hoạt động bình thường và không hề bị ảnh hưởng", ông Phong nói thêm.
“Vẫn chưa thể kết luận dữ liệu mà hacker công bố là thật hay giả. Có rất nhiều trường hợp xảy ra, chẳng hạn như Thế Giới Di Động bị tấn công trong lúc mua dữ liệu từ một bên khác hoặc toàn bộ dữ liệu kia hacker kiếm từ một nguồn nào khác rồi vu vạ cho chuỗi bán lẻ này”, chuyên gia Phạm Văn Toàn, người đứng đầu bộ phận bảo mật của SeaGroup, Singapore cho biết.
Trong một tài liệu từ HSBC, ông Sabbir Ahmed - Giám đốc khối Dịch vụ tài chính cá nhân và Quản lý tài sản của ngân hàng HSBC Việt Nam chia sẻ một số khuyến cáo đến người dùng để bảo vệ thông tin cá nhân.
Nguyên tắc quan trọng nhất là người dùng cần giữ thẻ cẩn thận như giữ tiền trong túi, luôn mang theo thẻ và không bao giờ đưa thẻ cho người khác sử dụng, hoặc chia sẻ thông tin về thẻ như số thẻ, ngày hết hạn, số PIN, số CVV (ba chữ số ở mặt sau thẻ).
Khi mua hàng trực tuyến, chủ thẻ nên kiểm tra xem trang web đó có phải là trang web được bảo mật hay không. Dấu hiệu để nhận biết một trang web được bảo mật chính là biểu tượng ổ khóa cạnh đường dẫn đến trang web trong thanh địa chỉ. Chỉ nên giao dịch với những trang web có uy tín. Một số trang web mua hàng có thêm các tính năng như “Được xác nhận bởi Visa” hay “Mã bảo mật của MasterCard”. Đây là biện pháp nhằm tăng cường bảo vệ cho chủ thẻ.
Hệ lụy thấy rõ từ 5,5 triệu email và 31.000 giao dịch ngân hàng rò rỉ tại VN Hệ lụy trước mắt có thể thấy rõ là 5,5 triệu email nói trên là một lượng dữ liệu béo bở cho những tổ chức, ... |
Cổ phiếu Thế giới Di động tiếp tục giảm sâu Sau phiên giảm 1,8% giá trị trong ngày hôm qua, đóng cửa phiên giao dịch hôm nay (9/11), cổ phiếu MWG của Công ty cổ ... |