Có hai loại muốn: ham muốn và mong muốn. Ham muốn (craving) và nhất quyết muốn cho bằng được, nếu không được thì bất mãn, bực tức, buồn giận. Do đó ham muốn càng nhiều thì đau khổ càng tăng. Thí dụ làm ăn thì cứ muốn phải được nhiều tiền, nếu không được thì tính kế gian lận bất chánh; trong gia đình thì cứ muốn vợ chồng, con cái phải sửa đổi tánh tình theo ý mình, nếu không thì khắc khẩu cãi nhau suốt ngày.
Nghề vợ chồng |
Giới luật |
Còn mong muốn hay ước muốn (wish) cũng là muốn nhưng cường độ nhẹ à yếu hơn vì không dám chắc sẽ được hay không. Được thì tốt mà không được thì thôi. Làm ăn có tiền thì xài nhiều, ít tiền thì xài ít; trong gia đình cũng muốn hòa thuận, nhưng mỗi người mỗi tính, không thể thay đổi được ai thì biết chấp nhận họ như vậy.
Có người mắc tu là phải diệt dục, tức là diệt trừ ham muốn, vậy ham tu, thích tu có phải ham muốn không? Ham muốn có hai loại: thiện và bất thiện. Ham muốn chạy theo ngũ dục để thỏa mãn các giác quan và nắm giữ làm của mình, đây là tham dục (kamachanda), thuộc loại bất thiện. Còn ham muốn tu hành, từ bỏ dục lạc thế gian, kiểm soát các giác quan, thanh lọc tâm ý, đây là ham muốn chân chính (dharmachanda), thuộc loại thiện. Tu hành là tìm cách diệt trừ sự ham muốn bất thiện (không làm điều ác) và tăng trưởng ham muốn thiện (gắng làm điều lành).