Các nhà khoa học quan sát được hai nhóm thiên hà đang lao vào nhau với tốc độ 4,6 triệu km mỗi giờ, chuẩn bị hợp thành một cụm lớn.

hai nhom thien ha khoi luong gap 100 nghin ty lan mat troi
NGC 6338 có thể là vụ va chạm và sáp nhập dữ dội nhất giữa hai nhóm thiên hà. Ảnh: NASA.

Hầu hết thiên hà không tồn tại biệt lập. Thay vào đó, lực hấp dẫn kéo chúng lại với nhau thành những nhóm nhỏ hoặc cụm lớn với hàng trăm nghìn thành viên. Đôi khi, các tập hợp này tiếp tục bị lực hấp dẫn kéo lại, va chạm rồi hợp nhất.

Với dữ liệu từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA, tàu vũ trụ XMM-Newton của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), Kính viễn vọng Vô tuyến Khổng lồ Metrewave ở Ấn Độ và Đài quan sát Apache Point ở Mỹ, các nhà nghiên cứu phát hiện hai nhóm thiên hà đang lao vào nhau với tốc độ khoảng 6,4 triệu km mỗi giờ. Đây có thể là vụ va chạm dữ dội nhất giữa hai nhóm thiên hà từng quan sát được, IB Times hôm 17/12 đưa tin.

Hai nhóm thiên hà mang tên chung là NGC 6338, cách Trái Đất khoảng 380 triệu năm ánh sáng và có tổng khối lượng gấp khoảng 100 nghìn tỷ lần Mặt Trời. Việc nghiên cứu NGC 6338 có thể giúp giới thiên văn hiểu thêm về quá trình tiến hóa và phát triển của các cụm thiên hà.

Nhóm nghiên cứu ước tính, 83% khối lượng của NGC 6338 là vật chất tối, 16% là khí nóng và chỉ 1% là sao. Điều này cho thấy hai nhóm thiên hà sẽ trở thành một cụm khổng lồ trong tương lai. Sau khi hợp nhất, nó sẽ tiếp tục hút các thiên hà khác nhờ lực hấp dẫn.

Đây không phải nghiên cứu đầu tiên về NGC 6338. Theo các nghiên cứu trước đó, quanh trung tâm của hai nhóm thiên hà có những vùng khí nhiệt độ thấp phát ra tia X gọi là "lõi nguội". Thông tin này giúp các nhà thiên văn tái dựng hình dạng của NGC 6338.

Dữ liệu mới từ Chandra và XMM-Newton chỉ ra, một số vùng khí của các lõi nguội dường như bị sóng xung kích từ vụ va chạm nung nóng. Mô hình máy tính từng dự đoán được hiện tượng này. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể quan sát chi tiết hiện tượng khí bị nung nóng trong một vụ sáp nhập thiên hà. Điều này sẽ khiến một lượng khí nóng nhất định không thể nguội đi để tạo nên sao mới.

Một nguồn nhiệt khác thường gặp trong các nhóm và cụm thiên hà là năng lượng phát ra từ những luồng hạt tốc độ cao do hố đen siêu khối lượng phun ra. Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học chưa thấy dấu hiệu của các luồng hạt này trong NGC 6338.

hai nhom thien ha khoi luong gap 100 nghin ty lan mat troi

Phát hiện thiên hà cách Trái Đất 13 tỷ năm ánh sáng

Nhờ hệ thống kính viễn vọng ALMA tại Chile, các nhà khoa học quan sát được MAMBO-9, thiên hà chứa đầy bụi vũ trụ và ...

hai nhom thien ha khoi luong gap 100 nghin ty lan mat troi

Phát hiện mới: Thiên hà đầu tiên có 3 hố đen siêu nặng ở trung tâm

Lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát được một thiên hà chứa 3 hố đen siêu nặng ở trung tâm và chúng gần ...

hai nhom thien ha khoi luong gap 100 nghin ty lan mat troi

Thiên hà cách Trái Đất 13,28 tỷ năm ánh sáng

Kết quả nghiên cứu mới tiết lộ thiên hà MACS1149-JD1 có thể được hình thành sau vụ nổ Big Bang chỉ khoảng 500 triệu năm.

hai nhom thien ha khoi luong gap 100 nghin ty lan mat troi

Vụ va chạm thiên hà tạo ra "bóng ma" vũ trụ

NASA hôm 28/10 công bố ảnh chụp cực hiếm về vụ va chạm giữa hai thiên hà khổng lồ cách Trái Đất khoảng 704 triệu ...

hai nhom thien ha khoi luong gap 100 nghin ty lan mat troi

4 cụm thiên hà va chạm cách Trái Đất 3 tỷ năm ánh sáng

4 cụm thiên hà, mỗi cụm có khối lượng gấp hàng trăm nghìn tỷ lần Mặt Trời, sẽ dần sáp nhập thành một khối cấu ...

Thu Thảo (Theo IB Times)

/ vnexpress.net