Hai phiên tòa - một ở Hòa Bình, một ở Hà Nội, cùng xét xử vào những ngày cuối năm, để lại phản ứng và cảm xúc của dư luận trái ngược nhau.

Hai phiên tòa diễn ra gần như đồng thời. Một ở Hà Nội, xử 2 cựu thứ trưởng Bộ Công an cùng Vũ "nhôm" trong vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra trong ngành công an. Một ở Hòa Bình, xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương trong vụ án liên quan đến sự cố chạy thận khiến 9 người tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Hai phiên tòa kết án cùng ngày, vào 25 tết. Mức án cũng gần gần như nhau: 30 tháng tù, 36 tháng tù và 40 tháng tù.

Nhưng hai phiên tòa, hai bản án nhận phản ứng và cảm xúc của dư luận không giống nhau.

Trong phiên tòa ở Hà Nội, lần đầu tiên trong lịch sử ngành công an có 2 cựu thứ trưởng phải hầu tòa. Giữa lúc công cuộc chống tham nhũng đang được dư luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm, phiên tòa đã được theo dõi một cách chăm chú.

hai phien toa ngay cuoi nam

Cựu Thứ trưởng Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành. Ảnh: TTX

Khó có thể nhìn vụ án đơn giản là đã gây hậu quả thất thoát tài sản quốc gia, mà thực tế đã gây hậu quả ở bình diện lớn hơn, là phá hoại nền kinh tế nước nhà, làm méo mó đi sự vận hành lành mạnh của nền kinh tế. Nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh không còn được bảo đảm.

Họ đã sử dụng Tổng cục Tình báo để lũng đoạn bộ máy nhà nước, mưu cầu lợi ích cho cá nhân. Hơn 1.000 tỷ đồng từ tài sản của Nhà nước biến thành tài sản cá nhân, nhưng tội danh tham ô lại không được đề cập đến?!

Chính vì vậy, việc hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trần Việt Tân 36 tháng tù, Bùi Văn Thành 30 tháng tù cùng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” đã khiến cho dư luận không khỏi băn khoăn. Người dân có quyền so sánh mức án của vụ án này với các vụ án kinh tế khác đã được đem ra xét xử. Bản án khiến người dân sợ rằng, liệu như vậy có đủ sức răn đe, khiến những kẻ đang rình rập lợi dụng chức quyền không sợ hay không?

Phiên tòa ở Hòa Bình cũng khiến người dân sợ, nhưng theo chiều hướng ngược lại, rằng có quá nặng, và có thể khiến nhiều người trong ngành y sợ hãi.

hai phien toa ngay cuoi nam

Bác sĩ Hoàng Công Lương.

Phiên tòa này ngay từ đầu đã được dư luận xã hội quan tâm. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hoà Bình đã 3 lần thay đổi tội danh của bác sĩ Hoàng Công Lương. Đầu tiên là "Vi phạm quy định khám chữa bệnh", sau đó là "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và giờ là "Vô ý làm chết người". Nhưng dường như người ta đã không chịu tìm hiểu và tham khảo các tình huống pháp lý tương tự trong điều trị bệnh thận ở những quốc gia phát triển.

"Nếu tôi có tội và phải đi tù, thì hy vọng sau phiên tòa này, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục sẽ phải thay đổi trong việc đào tạo, trang bị kiến thức cho sinh viên các thế hệ sau", bác sĩ Hoàng Công Lương chua chát trả lời báo chí sau phiên tòa.

Cơ quan công tố cho rằng ở vị trí bác sĩ có chuyên môn, bác sĩ Lương phải biết tầm quan trọng của nước dùng chạy thận cũng như các điều kiện đảm bảo chất lượng nước trong quá trình bảo dưỡng, khi có tẩy rửa màng RO và đường ống.

Điều khá khôi hài là mãi hơn 1 năm sau khi sự cố chết người xảy ra, Bộ Y tế mới có Quy trình chạy nước lọc chạy thận nhân tạo. Tiếng nói của những chuyên gia y tế, quan điểm của các hiệp hội chuyên ngành y khoa, bối cảnh thực tế của ngành y... dường như đã không được lắng nghe.

Nhiều người cho rằng, nếu vụ xử án bác sĩ Lương trở thành án lệ thì rất dễ rồi đây sẽ có những phi công lái máy bay cũng sẽ bị kết tội, nếu như xăng cấp cho máy bay hoạt động không đạt tiêu chuẩn. Có bác sĩ chia sẻ với tôi rằng: “Một ngày nào đó những người xử án và những người ủng hộ bản án phải vào phòng cấp cứu, khi mạng sống các vị treo trên đầu sợi tóc, thì các vị mới thấu hiểu “kinh nghiệm bản thân” của những người như bác sĩ Lương quý hơn ngàn lần “quy trình và luật” như thế nào".

Cộng đồng y khoa cho rằng, bác sĩ Lương có lỗi nhưng không có tội như bản án đã tuyên. Nếu cuối cùng bác sĩ Lương vẫn phải đi tù, thì hệ thống y tế sẽ thất bại, rất có thể nỗi sợ hãi sẽ khiến các y, bác sĩ sẽ bỏ qua quyền được cứu chữa, quyền được sống của bệnh nhân, vì họ còn đang mải miết suy tính xem mình đã làm đúng quy trình hay chưa.

GS.TS Nguyễn Gia Bình - Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và Chống độc Việt Nam - khẳng định, bản án hội đồng xét xử đã tuyên với bác sĩ Lương không khác gì hành động bạo lực với nhân viên y tế. Bản án rất có thể khiến giới y khoa phải đắm chìm trong một nền văn hóa đối phó, giả dối, vô luân, chỉ để đảm bảo sự an toàn cho bản thân bác sĩ mà quên đi nghĩa vụ lớn nhất mà xã hội đã giao phó cho họ: Cứu người.

Hai phiên tòa cùng xử ngày cuối năm, mức án gần như nhau, nhưng để lại dư âm và cảm xúc trái ngược nhau. Có chăng, dư âm để lại giống nhau, chỉ là sự băn khoăn và nỗi buồn trong những ngày cuối cùng của năm cũ.

hai phien toa ngay cuoi nam Trăn trở sau phiên tòa xét xử 2 cựu thứ trưởng công an giúp Vũ \'nhôm\' thâu tóm đất công

Sau mỗi vụ án, không chỉ là “mất tất cả” và mất danh dự của mỗi bị cáo, mà còn là sự mất mát lớn ...

hai phien toa ngay cuoi nam Phiên tòa Đoàn Thị Hương có thể ra phán quyết giữa năm 2019

Phiên tòa bị tạm hoãn đến tháng 3 và phán quyết cuối cùng dự kiến được đưa ra sau ngày 31/7. Các luật sư của ...

hai phien toa ngay cuoi nam Họa sĩ Lê Linh bật khóc tại phiên tòa Thần đồng đất Việt

Lê Linh mong Tòa xem xét kỹ các chứng cứ vì ông theo đuổi vụ kiện đã 12 năm. "Việc xác định ai là tác ...

/ http://danviet.vn