"Sextape" xoay quanh chuyện ép buộc tình dục ở thanh niên, còn "Border" kể về quan hệ giữa hai người dị biệt. 

Hai tác phẩm chiếu ngày 10/5 ở Liên hoan phim Cannes (Pháp), thuộc nhánh Un Certain Regard (Nhãn quan đặc biệt), dành cho các phim có góc nhìn độc đáo. Sextape (À genoux les gars) là phim Pháp do Antoine Desrosières đạo diễn, kể về bốn thanh niên gồm hai nam, hai nữ. Một cô gái trong nhóm bị quay lại cảnh quan hệ, sau đó bị hai chàng trai ép buộc phục vụ tình dục suốt nhiều tháng.

hai phim co canh tinh duc gay chu y o cannes
"Sextape" mượn chuyện ép buộc tình dục để phản ánh nhiều vấn đề của giới trẻ.

The Upcoming chấm điểm 4/5, nhận định tác phẩm gợi ra các câu hỏi về đạo đức, phản ánh chính xác ác tâm và sự ngu ngốc của một số nam thanh niên. Phần lời thoại của phim có hàng loạt đoạn bàn luận về tình dục, được nhân vật nhìn nhận thản nhiên.

Cineuropa nhận xét Sextape sẽ gây bất ngờ, khó chịu hoặc hào hứng cho các đối tượng khán giả khác nhau. Trang này đánh giá phim thành công trong việc mô tả chủ đề nhạy cảm với giọng điệu hài hước, trực diện vào xung đột giữa nam và nữ. Screen International đánh giá tích cực về diễn xuất của các diễn viên trẻ. Tuy nhiên, Variety nói tác phẩm chưa đủ chiều sâu, không bằng một số phim cùng chủ đề trước đó.

hai phim co canh tinh duc gay chu y o cannes
Hai nữ diễn viên Souad Arsane (trái) và Inas Chanti trong buổi ra mắt phim ở Cannes.

Phim Border (Gräns) của đạo diễn Ali Abbasi lấy bối cảnh một thành phố biển Thụy Điển. Tina (Eva Melander đóng) là một phụ nữ xấu xí, có khả năng đánh hơi kỳ dị để phát hiện cảm xúc của người khác. Cô làm việc cho cảnh sát trong chuyên án phá đường dây phim ấu dâm.

Trong đời tư, Tina sống cô độc trong căn hộ bên rừng. Một ngày nọ, cô gặp Vore (Eero Milinoff đóng) - một người đàn ông có vẻ ngoài và khả năng tương tự. Họ bắt đầu một mối quan hệ đầy bản năng. Phim có một số trích đoạn sex dị thường, cùng một cảnh bộ phận sinh dục nam được thực hiện bằng kỹ xảo.

Hollywood Reporter đánh giá tác phẩm có nhiều lớp nghĩa, kết hợp chuyện dân gian siêu năng lực và chủ nghĩa hiện thực xã hội để phản ánh ý tưởng về chuyện sống theo bộ lạc, phân biệt chủng tộc và nỗi sợ tâm linh. Trang này cũng khen hai diễn viên bởi nỗ lực tăng cân, đeo mặt nạ và thể hiện nhân vật dị hợm thuyết phục không kém cách Charlize Theron đóng Monster(2003). Indiewire cho rằng đạo diễn Abbaso thiết lập được nền móng cảm xúc vững chắc cho phim. Screen International khen kịch bản đủ chiều sâu và kết nối được các mảnh ghép tưởng chừng kỳ dị.

hai phim co canh tinh duc gay chu y o cannes
Nữ diễn viên Eva Melander (sinh năm 1974) mang lớp hóa trang dày bằng silicon để thủ vai nhân vật nữ xấu xí.

The Wrap nói Border là ẩn dụ về cách chúng ta đối xử với những người xa lạ, từ dân di cư đến những người có tình yêu dị biệt. Trang này miêu tả khán giả vỗ tay nồng nhiệt sau buổi chiếu, đồng thời nhận định những phim đen tối và dị thường kiểu này là một phần tất yếu của Cannes.

Liên hoan phim Cannes lần 71 diễn ra từ ngày 8 đến 19/5. Hai tác phẩm nổi bật sẽ chiếu hôm nay là The Image Book của đạo diễn huyền thoại Jean-Luc Godard và Ash Is Purest White của Giả Chương Kha (nhà làm phim danh tiếng Trung Quốc), đều tranh giải Cành Cọ Vàng.

Ân Nguyễn

hai phim co canh tinh duc gay chu y o cannes Váy cũ, váy mới và chuyện “áo cà sa không làm nên thầy tu” tại Liên hoan phim Cannes

Liên hoan phim Cannes ngay ngày khai mạc đã có một điểm rất đáng lưu ý: Chủ tịch Hội đồng giám khảo – nữ diễn ...

hai phim co canh tinh duc gay chu y o cannes Đẳng cấp thời trang Phạm Băng Băng qua các mùa Cannes

Dù có những ý kiến trái chiều xung quanh trang phục người đẹp họ Phạm diện trên thảm đỏ, cô vẫn được coi là "nữ ...

/ VnExpress