Ngày 6.7, Tổng cục Hải quan cho biết đang phối hợp với Bộ Công an điều tra 1 vụ việc có dấu hiệu làm giả chứng từ chứng nhận xuất xứ . Ngoài ra, Cục Kiểm tra sau thông quan đã kiểm tra lật tẩy vi phạm về xuất xứ hàng hóa của 16 doanh nghiệp.

hai quan boc me vi pham ve xuat xu cua 16 doanh nghiep

Container chứa nhiều linh kiện-phụ kiện điện thoại di động thành phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng ghi Made in Vietnam do Hải quan Hải Phòng phát hiện. Ảnh Tổng cục Hải quan cung cấp.

Tổng cục Hải quan cho biết, trong thời gian qua để lợi dụng ưu đãi thuế quan của Việt Nam được hưởng đối với các nước ký kết hiệp định, đã nổi lên vấn đề lợi dụng xuất xứ Việt Nam để được hưởng ưu đãi đối với các hàng hóa xuất khẩu. Đặc biệt, xuất hiện hiện tượng hàng Trung Quốc “đội lốt” Việt Nam để tìm đường xuất khẩu sang Mỹ.

Thực tế kiểm tra đối với 3 nhóm mặt hàng do Cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện là minh chứng rõ nét cho những chiêu thức vi phạm nêu trên.

Cụ thể, đối với xe đạp, xe đạp điện, thực hiện kiểm tra sau thông quan 4 doanh nghiệp lắp ráp xe đạp, xe đạp điện xuất khẩu đi Mỹ, kết quả phát hiện vi phạm xuất xứ Việt Nam với cả 4 doanh nghiệp.

Vi phạm của doanh nghiệp là nhập khẩu đầy đủ các bộ phận, linh kiện của xe đạp, xe đạp điện ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời về Việt Nam để lắp ráp thành sản phẩm xe đạp, xe đạp điện hoàn chỉnh.

hai quan boc me vi pham ve xuat xu cua 16 doanh nghiep
Toàn bộ linh kiện của một chiếc xe đạp được nhập khẩu từ Trung Quốc được doanh nghiệp đưa về Việt Nam. Ảnh Tổng cục Hải quan cung cấp.

Các bộ phận, linh kiện nhập khẩu không trải qua bất kỳ công đoạn gia công, sản xuất nào khác hoặc chỉ trải qua các công đoạn gia công đơn giản không làm thay đổi bản chất hàng hóa (như gia công sơn khung, càng, ghi đông, tay lái, in Label cho một số sản phẩm) để trở thành sản phẩm hoàn chỉnh.

Cơ quan Hải quan đánh giá, toàn bộ linh kiện trực tiếp chuyển hóa thành sản phẩm xe đạp, xe đạp điện hoàn chỉnh không đủ điều kiện đạt xuất xứ “Việt Nam” theo tiêu chí chuyển đổi mã số (CTC, CTSH) và tiêu chí phần trăm của trị giá (LVC) quy định tại Nghị định 31/2018/NĐ-CP và Thông tư số 05/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương.

Đối với nhóm mặt hàng pin năng lượng mặt trời, đã thực hiện kiểm tra sau thông quan 5 doanh nghiệp và 100% có vi phạm xuất xứ Việt Nam.

Ở nhóm hàng này, doanh nghiệp xuất khẩu tấm module năng lượng mặt trời được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chính là các tấm tế bào quang điện được doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài.

Trong đó, các tấm Module năng lượng mặt trời xuất khẩu của doanh nghiệp được sản xuất từ các tấm tế bào quang điện nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài không đáp ứng tiêu chí xuất xứ CTSH để được công nhận là hàng hóa có xuất xứ Việt Nam theo quy định.

Đối với nhóm mặt hàng gỗ, đồ gỗ nội thất từ gỗ, thực hiện kiểm tra sau thông quan 7 doanh nghiệp và cả 7 doanh nghiệp đều vi phạm xuất xứ Việt Nam.

Cụ thể, doanh nghiệp nhập khẩu (hoặc mua lại từ hàng nhập khẩu) dưới dạng linh kiện rời, đồng bộ hoặc nhập khẩu ở dạng bán thành phẩm về gia công đơn giản (khoan lỗ, chà nhám và sơn) để lắp ghép thành sản phẩm hoàn chỉnh (tủ, giá sách, giường, bàn sofa, bàn trà, bàn cocktail).

Hiện nay, Tổng cục Hải quan vẫn tiếp tục triển khai kế hoạch định hướng để mở rộng kiểm tra, xác minh hành vi gian lận xuất xứ đối với nhiều doanh nghiệp khác.

CAO NGUYÊN

hai quan boc me vi pham ve xuat xu cua 16 doanh nghiep Hải quan bóc mẽ vi phạm về xuất xứ của 16 doanh nghiệp

Ngày 6.7, Tổng cục Hải quan cho biết đang phối hợp với Bộ Công an điều tra 1 vụ việc có dấu hiệu làm giả ...

/ laodong.vn