Từ đơn vị giám sát, thi công cho tới công nhân thực hiện các mối hàn cầu Vàm Cống đều được từ Hàn Quốc sang

Ngày 13/12, trao đổi với Đất Việt, ông Phạm Văn Hòa - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho biết, Bộ GTVT đã làm việc với địa phương và cam kết thời hạn hoàn thành việc khắc phục sự cố cầu Vàm Cống để đưa vào khai thác.

han khac phuc su co vam cong de quy trach nhiem

Cầu Vàm Cống chưa thể khai thác do sự cố nứt dầm thép. Ảnh: LĐ

Theo đó, ông Hòa cho biết, Bộ trưởng Bộ GTVT đã cam kết sau khi khắc phục song sự cố nứt dầm thép ngang cầu Vàm Cống, cố gắng đến tháng 6/2019 sẽ thông xe.

Để đáp ứng được mục tiêu nói trên, theo vị ĐB, Bộ GTVT đã có những chỉ đạo sát sao, đồng thời buộc nhà thầu Hàn Quốc phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về chi phí trong quá trình thực hiện khắc phục sự cố nói trên.

Cũng theo ông Hòa, trước khi bước vào giai đoạn thực hiện khắc phục sự cố, Bộ GTVT đã làm việc với phía nhà thầu Hàn Quốc đồng thời mời các đơn vị tư vấn độc lập từ Châu Âu và cả các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam tham gia phân tích, đánh giá để tìm nguyên nhân gây ra sự cố.

"Theo báo cáo của Bộ GTVT nguyên nhân gây ra sự cố là do phía nhà thầu Hàn Quốc, kể cả dầm cầu của cầu Vàm Cống cũng được chuyển từ Hàn Quốc sang do đó, về mặt kỹ thuật, công nhân thực hiện, đơn vị giám sát thi công... tất cả đều do phía bên Hàn Quốc thực hiện thì nhà thầu Hàn Quốc phải chịu trách nhiệm.

Việt Nam sẽ tham gia với vai trò giám sát nhằm bảo đảm các tiêu chuẩn, yêu cầu về mặt chuyên môn, về mặt kỹ thuật bao gồm: thử trụ, thử dầm, thử tải trọng, thử tải dây văng... đều sẽ được các bên giám sát chặt chẽ, bảo đảm an toàn tuyệt đối", ông Hòa nói.

Vẫn theo ông Hòa, sau khi tham khảo ý kiến các bên, Bộ GTVT và nhà thầu Hàn Quốc đã thống nhất phương án xử lý.

Trên cơ sở đó, toàn bộ các bước thực hiện khắc phục sự cố đều do phía bên nhà thầu Hàn Quốc đảm nhận, bao gồm cả việc lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát, đơn vị thi công và cả công nhân thực hiện các mối hàn cũng đều được đưa từ Hàn Quốc sang.

Việc đưa nhân công thực hiện hàn khắc phục sự cố được đưa trực tiếp từ Hàn Quốc sang được giải thích là nhằm bảo đảm theo một quy trình rất nghiêm ngặt.

Theo tiết lộ, mỗi ngày làm được chỉ khoảng 90kg dây hàn và nếu không đảm bảo điều kiện thì bản thân các nhân công cũng từ chối thực hiện.

Lý giải thêm về việc phải mang công nhân từ Hàn Quốc sang để thực hiện các mối hàn khắc phục sự cố, vị ĐB cho biết, việc này để nhằm bảo đảm sự an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện khi lưu thông trên cầu về sau này.

Vì đây là cây cầu đã từng xảy ra sự cố, do đó, việc khắc phục sự cố phải bảo đảm chính xác, an toàn, không để tái diễn những sai sót tương tự.

Do đó, việc giao quyền cho nhà thầu Hàn Quốc cũng chính là một cách nhằm quy trách nhiệm cho đơn vị này.

"Bộ GTVT đã có những tính toán chỉn chu trong quá trình chỉ đạo các đơn vị thực hiện khắc phục sự cố. Bộ GTVT cho rằng, nếu để nhà thầu Hàn Quốc thực hiện từ đầu đến cuối thì sau này khi dự án đưa vào khai thác nếu có xảy ra sai sót nhà thầu này sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm, không có chuyện đổ vấy cho nhau như vừa qua nữa", ông Hòa cho biết.

Cũng theo ông Hòa, Bộ GTVT cho biết, hiện nay kế hoạch khắc phục đang đi đúng tiến độ và có thể hoàn thành sớm hơn. Dự kiến công tác sửa chữa khắc phục sẽ kết thúc trong tháng 3/2019. Đến tháng 4/2019, sẽ tiến hành công tác kiểm định toàn bộ cầu và trong tháng 5 hoặc 6/2019 hội đồng nghiệm thu nhà nước sẽ thực hiện nghiệm thu và đến cuối tháng 6 có thể đưa vào sử dụng cầu Vàm Cống cũng như toàn tuyến nối cầu Cao Lãnh đến cầu Vàm Cống.

Sự cố nứt dầm thép cầu Vàm Cống có vốn đầu tư hơn 270 triệu đô la được đánh giá là sự cố hy hữu thế giới.

Đáng nói, gần 1 năm trời sau khi xảy ra sự cố nguyên nhân gây ra sự cố vẫn không được công bố rõ ràng. Bộ GTVT cho biết có 3 nhóm nguyên nhân gây nứt dầm thép CB6 trên đỉnh trụ P29 cầu Vàm Cống là tập trung ứng suất, ứng suất dư và chất lượng đường hàn để ráp nối các cấu kiện. Đồng thời đưa ra phương án thay thế 70% diện tích dầm ngang.

Tuy nhiên, sau nhiều lần làm việc với nhà thầu Hàn Quốc, câu chuyện trách nhiệm khắc phục sự cố vẫn không đi đến được thống nhất. Tại buổi họp Bộ Giao thông ngày 2/10, đại diện nhà thầu chính là GS E&C (Hàn Quốc) vẫn kéo dài thời gian sửa chữa với lý do vướng mắc tài chính, thậm chí, đại diện chủ đầu tư còn tố bị nhà thầu "phớt lờ".

Vào thời điểm đó, chính vị ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đã cho rằng "sự cố của cầu Vàm Cống vẫn là một hiện tượng gây ngạc nhiên đối với người dân, với các doanh nghiệp vận tải, các chủ phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn Đồng Tháp, An Giang.... Cầu Vàm Cống là niềm hy vọng rất lớn đối với người dân, người dân rất chờ đợi nhưng sự cố đã xảy ra".

Từ góc nhìn trên, ông Hòa cho rằng Bộ GTVT phải làm nghiêm khắc, làm rõ ràng thì đơn vị thi công họ mới sợ, mới ngại, mới thi công công trình bảo đảm chất lượng được.

han khac phuc su co vam cong de quy trach nhiem Cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu sẽ thông xe giữa năm 2019

Sau một năm dầm thép được phát hiện bị nứt, cầu Vàm Cống sẽ hoàn tất việc sửa chữa vào ngày 31/12, trước khi hoàn ...

han khac phuc su co vam cong de quy trach nhiem Không dùng tiền Nhà nước sửa cầu Vàm Cống

Bộ trưởng GTVT khẳng định, không sử dụng vốn nhà nước để sửa cầu Vàm Cống.

/ http://baodatviet.vn