Nhiều năm qua, Singapore Airlines luôn dẫn đầu danh sách hãng hàng không tốt nhất thế giới. Một trong những yếu tố giúp hãng được đánh giá cao là thực phẩm.

Theo seri phim tài liệu "Mega Food" của kênh Netflix, hãng hàng không của Singapore được giới thiệu là phục vụ tới 50.000 suất ăn một ngày. Trên chiếc Airbus A380 (máy bay chở khách lớn nhất thế giới) của hãng, hành khách có hơn 50 lựa chọn đồ ăn mà thức ăn hầu hết đều làm từ nguyên liệu tươi ngon.  (Ảnh: Business Insider) 
Singapore Airlines hợp tác với Gate Gourmet, công ty làm đồ ăn hàng không độc lập lớn nhất thế giới có trụ sở ở sân bay Zurich (Thụy Sĩ). Để cung cấp đồ ăn cho Singapore Airlines, Gate Gourmet có 30 người làm hàng ngày. Nhà bếp chỉ có 5 tiếng để nấu 1.500 suất ăn cho một chuyến bay với các thực đơn bao gồm các món Á, Âu, đồ ăn kiêng (mỗi thực đơn có một bếp trưởng riêng). (Ảnh: Business Insider) 
 Nhằm đảm bảo đồ ăn thuần chất của từng vùng miền, công thức nấu ăn của Gate Gourmet luôn có gia vị, nguyên liệu được đong đếm lượng chính xác. Chỉ một sai lầm hoặc chênh lệch trong công thức là có thể phải bỏ đi rất nhiều lượng thực phẩm và thời gian chế biến. (Ảnh: Business Insider)
Những món ăn phức tạp nhất là các món mang tính dân tộc, tôn giáo khi bị hạn chế một số thành phần, nguyên liệu. (Ảnh: Business Insider) 
Trung bình trong một tuần bếp cần tới 590 kg thịt thăn bò, 760 lít sữa và 96.150 ổ bánh mì. Hầu như các món trong thực đơn đều được chuẩn bị và chế biến bằng tay tại bếp, trừ một số loại hạt đóng hộp sẵn. (Ảnh: Business Insider) 
Hãng hàng không Singapore Airlines chuyển đổi thực đơn theo từng tháng hoặc 2 tháng. Các đầu bếp phải mất khoảng 1-3 tháng để lên các mục cho thực đơn mới. (Ảnh: Business Insider) 
 Nhà bếp sử dụng một lò vi sóng chuyên dụng của hãng hàng không để mô phỏng điều kiện trên máy bay. Một điều không thể mô phỏng được là áp suất trên máy bay. Áp suất làm giảm khả năng nếm đồ ăn mặn và ngọt. Ngoài ra, thức ăn hâm nóng cũng sẽ giảm lượng muối. Nhà bếp cần phải bù lại bằng cách thêm gia vị đậm hơn trong các món ăn. (Ảnh: Business Insider)
Thức ăn cần phải làm nóng lại nhưng vẫn đủ độ ẩm. Điều đó có nghĩa là thức ăn chưa cần nấu thật kỹ để lúc hâm nóng lại sẽ không bị khô và sống. (Ảnh: Business Insider) 
Các nguyên liệu đều phải có mùi thơm ngon. Tuy nhiên, những thức ăn nặng mùi sẽ không xuất hiện trên máy bay. (Ảnh: Business Insider) 
Khi thức ăn được chuẩn bị xong, nhà bếp có 4 tiếng để làm lạnh ở 10 độ C. (Ảnh: Business Insider) 
Hãng sử dụng tới 70.000 dụng cụ ăn mỗi ngày. Để rửa sạch tất cả các loại dao, thìa, nĩa... họ dùng máy rửa chuyên dụng, kết hợp cả các loại khoáng và nước thay vì xà phòng để làm sạch bong chúng. (Ảnh: Business Insider) 
Một nhóm nhân viên được phân công chuyên chia đồ ăn cho từng suất. Họ chỉ có 45 phút để sắp xếp 1.500 suất ăn mà đồ ăn vẫn được giữ ở mức dưới 15 độ C trong suốt thời gian đó. Các hãng hàng không chia phần thức ăn của họ một cách tỉ mỉ. (Ảnh: Business Insider) 
Mỗi hãng bay có một kiểu bọc đồ ăn khác nhau. Với khách ngồi ghế phổ thông, suất ăn gói trong giấy bạc và được hâm nóng lại trước khi phục vụ. Với khách mua vé thương gia hoặc hạng nhất, đồ ăn được để riêng rẽ với sốt và các nguyên liệu khác. (Ảnh: Business Insider) 
Vì lý do an toàn, phi hành đoàn của Singapore Airlines cũng có phần ăn riêng. (Ảnh: Business Insider) 

 

Nữ tiếp viên hàng không Thái gài hàng hiệu trong người để buôn lậu
Bộ Giao thông Vận tải muốn mua lại toàn bộ ACV
Những chiếc đĩa bay kỳ lạ xuất hiện trong lịch sử hàng không thế giới
/ vtc.vn