Gần chục thương hiệu nội thất cao cấp châu Âu, chủ yếu từ Italy, vừa thiết lập sự hiện diện tại thị trường Hà Nội bằng showroom rộng 2.000 m2.
Các tên tuổi nổi bật có thể kể đến như Baxter, Ceccotti Collezioni, Dimensione Chi Wing Lo, Savio Firmino, Walter Knoll, Arclinea, Listone Giordano, Kohro, Lasvit, Glas Italia... Động thái này diễn ra trong bối cảnh thị trường đồ gỗ nội thất cao cấp Việt Nam trị giá khoảng 2,5 tỷ USD với 80% nhập từ châu Âu và 20% sản xuất nội địa, theo VCCI. Báo cáo thị trường của Concetti thì cho biết thị trường nội thất tăng trưởng mạnh trong 3 năm qua, đặc biệt ở phân khúc cao cấp.
| |
Các sản phẩm nội thất Italy được trưng bày tại Hà Nội. Ảnh: Viễn Thông |
Ông Paolo Lemma - Tham tán thương mại Italy từng dự báo, cùng sự phát triển của thị trường bất động sản, nhu cầu nội thất sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. "Thị trường nội thất bây giờ là phẳng. Khách hàng có thể mua một căn penthouse ở Hà Nội nhưng nhà thiết kế nội thất thuê từ châu Âu hay Hong Kong khiến nhu cầu sản phẩm nhập có phong cách phù hợp là rất lớn", đại diện thương hiệu Arclinea bình luận trong hôm ra mắt.
Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), bình quân Việt Nam sử dụng gỗ và sản phẩm gỗ đạt khoảng 30 USD một người mỗi năm, trong khi thế giới khoảng 72 USD một người mỗi năm. Dù mức bình quân thấp nhưng theo ông Lý Quí Trung - CEO AKA Furniture Group, nhu cầu tiêu thụ nội thất thuộc nhóm cao cấp nhất thì Việt Nam cũng không thiếu.
"Thị trường nội thất Việt Nam đặc biệt so với các nước khác ở chỗ thu nhập bình quân đầu người thuộc loại thấp nhưng nhu cầu về nội thất cao cấp không thua Hong Kong, Singapore. Ở TP HCM và Hà Nội, chúng tôi có những khách hàng yêu cầu rất cao, đẳng cấp như người Italy hay các nước phát triển khác", ông Trung nói.
Bellavita Luxury, đơn vị phân phối các thương hiệu nội thất Italy trong đợt 'chào sân' này, xác nhận cụm showroom vừa mở cũng là trung tâm nội thất cao cấp Italy và châu Âu lớn nhất Hà Nội hiện nay. Điều này phần nào cho thấy thị trường nội thất cao cấp phía Bắc đang thu hút được nhiều sự quan tâm.
Ông Trung cũng tiết lộ, doanh số nội thất cao cấp của AKA tại phía Bắc cao hơn trong Nam. "Người Bắc có thể sẵn sàng chi tiền cho những món đồ đắt nhất, đẹp nhất. Ở thị trường này, khách hàng bước vào showroom mà biết sản phẩm là hàng độc lạ, duy nhất thì càng chuộng", ông nói thị trường này có nhiều dự án nhà biệt thự hơn ở TP HCM.
Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh giữa các thương hiệu ngoại tại Hà Nội có thể không dừng lại ở phân khúc cao cấp mà còn sẽ sôi động ở nhóm trung cấp, với sự xuất hiện của IKEA. UBND Hà Nội gần đây cho biết, tập đoàn bán lẻ đồ nội thất, thiết kế Thuỵ Điển này đang có kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống trung tâm bán lẻ, kho hàng tại Hà Nội, với vốn đầu tư khoảng 450 triệu euro.
Rau quả nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến Thái Lan vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất về rau quả của Việt Nam khi chiếm 45,11% thị phần. |
Căn cứ pháp lý để cấm nhập khẩu tôm hùm đất? Do là loài ngoại lai xâm hại, tôm hùm bị cấm nhập, nuôi và kinh doanh, theo Luật Đa dạng sinh học 2018. |
Hàng Trung Quốc đắt đỏ hơn, Mỹ chuyển hướng nhập hàng Việt Nam Theo Bloomberg, Việt Nam đang có tiềm năng trở thành một trong những nhà cung cấp lớn nhất của Mỹ do tác động của chiến ... |
Viễn Thông