Từ sáng sớm ngày 8.3, loa của tổ dân phố đã inh ỏi thông báo, các cơ quan, đơn vị đã rộn ràng với các chương trình vui chơi, ăn nhậu, chúc mừng. Những chiếc xe biển xanh ung dung chở lãnh đạo đi chiêu đãi “ngày phụ nữ” cả trong và ngoài giờ làm việc.
Du khách đến núi Thần Đinh (Quảng Bình) thắp hương và đi lễ chùa đầu năm. Ảnh: Lê Phi Long
Ai cũng vui vẻ, cười tươi như những bó hoa trên tay.
Không biết sau ngày 8.3, có lãnh đạo nào bị phê bình, kỷ luật vì sử dụng xe công vụ trái quy định hay không; có cán bộ, công chức nào bị xử lý vì bỏ giờ làm việc hay không?
Trên các mạng xã hội, ngập tràn những hình ảnh, clip ăn nhậu, chúc mừng, vui chơi, tặng quà… Nhìn vào đó, không ai không nghĩ điều kiện đời sống và điều kiện kinh tế đã có những bước tiến rất đáng kể.
Chỉ sau Tết có vài ngày, bạn đọc không bất ngờ khi đọc thông tin do đi lễ chùa trong giờ hành chính mà nhiều cán bộ, công chức ở Nam Định, Hà Nam bị mất chức, tạm đình chỉ công tác. Rồi đến hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên một trường học ở Hà Nội bị xem xét kỷ luật cũng vì lý do tương tự.
Cứ như “đến hẹn lại lên”, ra Tết Nguyên đán là bạn đọc lại đón nhận những tin không vui như vậy. Mặc dù vào đúng ngày làm việc đầu năm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có công điện yêu cầu thực hiện nghiêm kỷ cương hành chính, kỷ luật lao động.
Vì sao?
Không ai là không biết câu ca dao “tháng Giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè”. Qua đó mới thấy, tâm lý nghỉ ngơi, ăn chơi, hội hè sau Tết đã ăn sâu vào tâm lý của đại đa số người Việt.
Theo thống kê, số lượng lễ hội ở Việt Nam đã vượt quá con số 8.000; nhiều nhất là lễ hội dân gian , lịch sử...
“Phú quý sinh lễ nghĩa” – đây có lẽ là câu nói hàm ý nhất để nói về thực tế hiện nay của đại đa số người dân có điều kiện hoặc cán bộ công chức vào những dịp đặc biệt, ví dụ như việc đi lễ chùa đầu năm và dịp 8.3.
Đây là dấu hiệu đáng mừng vì đời sống người dân được nâng cao, tuy nhiên đôi khi nó lại nảy sinh những hệ lụy. Những quan chức, công chức bỏ giờ làm việc để đến chùa xì xụp khấn vái nhờ cậy thánh thần. Các công sở, cơ quan bớt giờ làm việc rộn ràng kỷ niệm, tổ chức trò chơi, văn nghệ, liên hoan nhân ngày 8.3. Những việc như vậy ai là người chịu ảnh hưởng đầu tiên? Đó là người dân vì công việc bị trì trệ, giao dịch của cơ quan công quyền bị ảnh hưởng.
Tất nhiên đời sống tinh thần là rất quan trọng, nhưng phải nên ở một chừng mực nhất định. Bên cạnh việc gây lãng phí lớn thì lễ hội, vui chơi thái quá sẽ là một lực cản lớn cho phát triển kinh tế, là thứ ghìm chân, khiến tác phong làm việc không thể chuyên nghiệp. Trong khi thế giới đang cạnh tranh rất mạnh mẽ mà chúng ta cứ mãi bám theo hội hè, cúng bái, vui chơi thì chắc chắn sẽ bị tụt xa về phía sau.
Lễ rước \'thần tiên\' trên đường làng Bắc Bộ Hai năm một lần, lễ hội làng Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) mới có đám rước lớn. |
Hoa hồng héo úa trong ngày đầu diễn ra lễ hội ở Hà Nội Dù là ngày đầu tiên diễn ra Lễ hội hoa hồng 2018 nhưng nhiều bông hoa đã héo úa, tàn rũ trong hôm nay. |