Có thể, yêu cầu đền bù của gia đình các nạn nhân là cao so với suy nghĩ của lãnh đạo BV Đa khoa Hòa Bình, nhưng chắc không thể lấy đó để yêu cầu đòi “hóa đơn đỏ”.
Các vị hãy nhớ, một số vụ án oan sai gần đây (vụ án ông Nguyễn Văn Chấn, ông Huỳnh Văn Nén), các cơ quan chức năng phải thỏa thuận mức đền bù từ 7- 10 tỷ đồng. Mà bị tù oan sai khác hẳn cái chết oan uổng phải không các vị?
Tám người mất mạng vì sự cẩu thả, thiếu trách nhiệm của lãnh đạo BV Đa khoa Hòa Bình là điều không thể chối cãi. Không gì có thể bù đắp được nỗi đau, sự mất mát của gia đình các nạn nhân này. Vậy, lãnh đạo BV gây ra sự cố tang thương này đã ứng xử thế nào với gia đình các nạn nhân?
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Dư luận không thể chấp nhận được khi BV vẫn có thể đòi hóa đơn đỏ để lấy cơ sở đền bù? Sao họ lại lạnh lùng, nhẫn tâm đến như vậy? Tôi muốn dùng từ ngữ nhẹ nhàng hơn, nhưng thật tiếc, không thể tìm nổi.
Phải nói thẳng rằng, những người gây ra tai họa này, theo lẽ công bằng, phải chịu mức kỷ luật nào mới đủ cho tai họa họ gây ra. Theo luật, có thể nói, họ đã thiếu trách nhiệm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, có xử lý hình sự họ cũng không oan. Nhưng, với lòng vị tha, các gia đình của nạn nhân đã không thắc mắc, khiếu nại gì về mức kỷ luật nhẹ nhàng với ông Giám đốc bệnh viện Đa khoa Hòa Bình: Cách chức.
Lẽ ra, bệnh viện này phải hiểu, đó là sự vị tha của các gia đình đang chịu sự mất mát lớn nhất. Nhưng họ đã không hiểu câu chuyện đó. Và vì vậy, đến lúc này gia đình các nạn nhân mới khiếu nại, tố cáo về hình thức kỷ luật đã đưa ra với sai phạm của lãnh đạo BV. Giọt nước đã tràn ly.
Nhưng đáng sợ hơn là, sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm không kém của sở Y tế Hòa Bình. Theo báo Lao động điện tử, đến giờ này sở Y tế Hòa Bình “chưa nhận được báo cáo từ BV Đa khoa Hòa Bình”. Lẽ nào, biết bao đơn thư khiếu nại, tố cáo của gia đình các nạn nhân mà họ vẫn có thể yên tâm ngồi chờ… báo cáo! Không thể hiểu nổi.
Ngay cả lãnh đạo tỉnh Hòa Bình, nếu các cơ quan chức năng làm việc kiểu tắc trách, “đúng quy trình” mà vẫn có thể ngồi như vậy sao? Đến giờ phút này, các phương tiện thông tin đại chúng chưa thấy lãnh đạo đưa ra những chỉ đạo thiết thực nào. Họ có biết, đây là sự cố đặc biệt nghiêm trọng trong ngành y hay không? Nếu lãnh đạo tỉnh biết, họ vẫn để bệnh viện, sở Y tế cư xử với gia đình các nạn nhân như thế liệu có chấp nhận được không?
Lãnh đạo BV Đa khoa Hòa Bình, các cơ quan chức năng và lãnh đạo tỉnh Hòa Bình có biết, gõ mấy chữ về vụ việc này trên Google, chỉ trong 0,6 giây, ra gần 2 triệu (1.780.000) kết quả. Điều đó cho thấy, dư luận cực kỳ quan tâm, cực kỳ bức xúc với sự cố này và nay cực kỳ phẫn nộ với cách hành xử lạnh lùng, nhẫn tâm này.
Có thể, yêu cầu đền bù của gia đình các nạn nhân là cao so với suy nghĩ của lãnh đạo BV Đa khoa Hòa Bình, nhưng chắc không thể lấy đó để yêu cầu đòi “hóa đơn đỏ”. Mà, tính mạng con người lấy gì để tính đây, thưa các vị lãnh đạo BV Đa khoa Hòa Bình?
Mặt khác, các vị hãy nhớ, một số vụ án oan sai gần đây (vụ án ông Nguyễn Văn Chấn, ông Huỳnh Văn Nén), các cơ quan chức năng phải thỏa thuận mức đền bù từ 7- 10 tỷ đồng. Mà bị tù oan sai khác hẳn cái chết oan uổng phải không các vị?
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình lên tiếng về "hóa đơn ma chay" Đến nay, sau hơn 5 tháng xảy ra sự cố chạy thận khiến 8 nạn nhân tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa ... |
Bất đồng về mức bồi thường 8 bệnh nhân chết do tai biến chạy thận Hòa Bình Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình không đồng ý bồi thường 250 triệu đồng cho mỗi bệnh nhân đã tử vong như các gia ... |
http://www.nguoiduatin.vn/hau-vu-8-benh-nhan-chet-o-bv-vo-cam-toi-muc-nhan-tam--a346834.html