Khi máy bay bị trễ chuyến, bất cứ hành khách nào cũng bực tức, thậm chí nổi xung, không ít người có thái độ rất không lịch sự với nhân viên hàng không.
Khi máy bay bị trễ chuyến, bất cứ hành khách nào cũng bực tức, thậm chí nổi xung, không ít người có thái độ rất không lịch sự với nhân viên hàng không.
Rất ít ai nghĩ rằng, có khi chuyến bay bị hoãn là vì để bảo vệ an toàn cho hơn 200 hành khách, trong đó có chính bản thân mình.
Những dòng tin sau đây khiến chúng ta suy nghĩ:
Theo Jestar Pacific, trong tháng 8 vừa qua, 82% số chuyến bay bị chậm của hãng là do các nguyên nhân khách quan như thời tiết, chim va, sét đánh, vật ngoại lai, kẹt đường băng và không lưu. Hãng đã ghi nhận 54 vụ sét đánh vào máy bay, 154 vụ chim va vào máy bay.
Không chỉ riêng Jestar Pacific, các hãng máy bay khác đều gặp những rủi ro tương tự.
Khi có bão, đương nhiên máy bay không được bay, khỏi phải bàn. Mặc dù ở Sài Gòn khô ráo, nhưng gió bão ở điểm đến ở một tỉnh ngoài miền Trung hoặc miền Bắc, máy bay không cất cánh, không hạ cánh được. Hoãn dây chuyền, thậm chí phải hủy chuyến. Thiệt hại luôn thuộc về các hãng máy bay, nhưng không còn lựa chọn nào khác.
Còn chim va, sét đánh, đó là những tác động ngoài ý muốn của các hãng máy bay. Chim trời, sét cũng của trời, biết đâu mà tránh. Mỗi lần bị như vậy, máy bay phải được kiểm tra kỹ thuật, đảm bảo an toàn mới được cất cánh. Cho dù biết hành khách rất sốt ruột vì chờ đợi, nhưng các kỹ sư đặt nhiệm vụ của mình cao nhất, đó là đảm bảo tuyệt đối an toàn cho chuyến bay.
Kẹt đường băng, máy bay xếp hàng chờ cất cánh, hành khách bực bội, bức xúc, các hãng hàng không còn bức xúc hơn thế nhưng ngoài tầm kiểm soát của họ. Chuyến bay cất cánh chậm hơn dự kiến, máy bay về trễ, kéo theo chậm chuyến các chuyến sau. Câu chuyện của kẹt đường băng, nhất là tại Tân Sơn Nhất đã bàn nhiều, hy vọng có sự thay đổi sau khi mở rộng và xây dựng thêm các công trình hạ tầng mới.
Ở các nước, chuyện máy bay chậm chuyến, hủy chuyến là rất bình thường. Cục Hàng không Việt Nam công bố: Trong tháng 8.2018, tỉ lệ các chuyến bay đúng giờ của Vietnam Airlines đạt 88%, Vietjet Air đạt 83%, Jestar Pacific đạt 79%. Đây là tỉ lệ đạt trên mức bình quân của thế giới (75%) và cao hơn nhiều hãng hàng không các nước lân cận.
Tuy nhiên, các hãng hàng không trong nước có thể nâng cao tỉ lệ chuyến bay đúng giờ, bằng cách tối ưu hóa hoạt động khai thác của chính hãng, đó là yếu tố chủ quan. Hãy cố gắng hết sức để phục vụ tốt nhất, thêm một chuyến bay đúng giờ là thêm một sự hài lòng cho hành khách.
Còn về phía hành khách, hãy chia sẻ với các hãng hàng không, có nhiều chuyến bay bị trễ, đôi khi vì một đám chim va phải.
Hành khách cần lưu ý gì khi mua vé tàu Tết Kỷ Hợi ? Ngành Đường sắt Việt Nam khuyến cáo hành khách lưu ý quy định mới để mua vé tàu Tết thành công khi chính thức mở ... |
Máy bay chở 47 hành khách trượt khỏi đường băng, lao xuống biển Một máy bay chở 47 hành khách lao quá đường băng đã đâm xuống biển bên ngoài một hòn đảo nhỏ ở Weno, Tây Bắc ... |
Hành khách Ấn Độ cố mở cửa máy bay giữa không trung Hành khách trên chuyến bay của hãng GoAir hoảng loạn la hét khi phát hiện một người đàn ông cố mở cửa máy bay giữa ... |