Chưa biết khi nào chuỗi sự việc “học sinh phạm lỗi - cô giáo phạt quỳ - phụ huynh bắt cô giáo quỳ để xin lỗi” dừng lại. Theo chuỗi sự kiện này, hai người được nói đến nhiều nhất là cô giáo và vị phụ huynh, tuyệt nhiên không ai nhắc đến em học sinh mà cô giáo phạt quỳ và là con của vị phụ huynh vì “thương con mà mất khôn”.

hay ton trong hoc sinh truoc khi noi den nhung dieu to tat

"Tôn sư trọng đạo" là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Ảnh: unescovietnam.vn

Tôi không biết đứa bé ấy sẽ đến trường như thế nào sau chuỗi sự kiện này. Thầy cô giáo chắc chắn sẽ e dè, người cha sau khi chịu “bùa rìu” của dư luận cũng khó lòng đối diện với đứa con của mình. Học sinh của cô giáo cũng là con của vị phụ huynh sẽ chịu những áp lực gì khi ngoài kia có nhiều ý kiến đòi khởi tố vụ việc liên quan đến cha mình?

Lâu nay, ta vẫn nói nhiều về truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”… vị trí của người thầy, người cô đối với học trò còn hơn cả cha mẹ “Quân – Sư – Phụ”. Và chúng ta nói cả những điều to tát hơn nữa, nhưng tôi nghĩ, chúng ta đã ít nhiều quên nói đến chuyện cần phải tôn trọng học sinh!

Một lần, tôi được đi tham gia lễ khánh thành một trường tiểu học ở huyện miền núi, trong đó có phần trao học bổng của nhà tài trợ xây trường cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đơn vị tài trợ xây trường là một tập đoàn nước ngoài. Theo kịch bản chương trình, họ được mời lên sân khấu để trao học bổng cho học sinh. Thế nhưng, không chờ người dẫn chương trình mời, họ chủ động đứng lên trước, tiến về phía sân khấu.

Bục sân khấu được làm khá sơ sài, dẫn lên bục là một cái thang nhỏ. Người trao học bổng đi nhanh lên sân khấu, đứng đợi cầu thang, đón từng em một. Khi trao, họ bắt tay, cúi đầu rất thấp để cao bằng các em. Khi trao xong, họ lại chủ động đi đến cái thang, đưa từng em xuống khỏi sân khấu. Họ là người rời sân khấu cuối cùng.

Tôi thực sự xúc động với cử chỉ, hành động của người trao những suất học bổng ấy. Họ là người đi tặng nhưng họ thể hiện một sự cầu thị, tôn trọng đối với học sinh. Nó khác hoàn toàn với những buổi lễ phát thưởng cho học sinh ở các trường học lâu nay ta thấy: Mời học sinh lên trước, đứng hàng dài, đợi rồi người dẫn chương trình mới trịnh trọng mời một đại biểu lên trao. Lắm khi, đại biểu bận, trao ào ào cho xong, chưa kịp chụp tấm hình, đại biểu đã vội vàng lao xuống dưới khiến các em ngơ ngác.

Hiển nhiên, đa phần học sinh đều tôn trọng thầy cô giáo của mình và học sinh được dạy điều đó. Tuy nhiên, những người dạy học cũng nên “học” cách tôn trọng học sinh của mình. Từ câu chuyện của cô giáo bị phụ huynh bắt quỳ, nếu ngay từ đầu, cô biết cách tôn trọng học sinh của mình thì mọi chuyện đã tốt đẹp biết bao!

hay ton trong hoc sinh truoc khi noi den nhung dieu to tat Một hiệu trưởng bị giáng chức vì lập chứng từ khống rút ngân sách

Hiệu trưởng này đã thông đồng với kế toán của trường lập chứng từ khống để rút ruột ngân sách và quỹ phụ huynh học ...

hay ton trong hoc sinh truoc khi noi den nhung dieu to tat Ứng xử với học sinh cũng là nghệ thuật

Không thể áp đặt cách phạt, xử lý học sinh một cách cứng nhắc. Điều này không những không giúp học trò tiến bộ mà ...

hay ton trong hoc sinh truoc khi noi den nhung dieu to tat Cách chức nữ hiệu trưởng lạm thu phí học sinh

Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm bị cách chức, điều chuyển công tác vì lập khống chứng từ giả mạo để rút tiền và ...

hay ton trong hoc sinh truoc khi noi den nhung dieu to tat Phạt học sinh quỳ: Chuyện thường ngày ở… Long An

Chuyện “cô giáo quỳ xin lỗi” ở Trường Tiểu học (TH) Bình Chánh (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) bắt nguồn từ việc cô giáo ...

hay ton trong hoc sinh truoc khi noi den nhung dieu to tat Thêm một nhân chứng tố ông Võ Hoài Thuận ép cô giáo quỳ gối 40 phút

Trong buổi làm việc với đoàn công tác tại xã, thêm một nhân chứng xác nhận ông Võ Hoài Thuận buộc cô giáo quỳ để ...

/ https://laodong.vn