Sáng nay, mở báo, mở trang mạng xã hội, dòng tin đầu tiên đập vào mắt tôi là “Điểm thi thật của thí sinh ở Hà Giang có điểm số cao nhất nước”. Tên các em đã được viết tắt nhưng số báo danh, số điểm của các em trước và sau thì được viết rất rõ.

hay ung xu van minh voi diem so cua thi sinh


Là một người từng đi học, từng đi thi và từng đối diện với những thất bại trong điểm số, thi cử… Khi đọc những dòng tin đó, cảm giác đầu tiên của tôi là lo lắng cho các em. Trước hết, một điều chắc chắn là, các em không thể tự liên hệ, tự bỏ tiền, tận dụng mối quan hệ (nếu có) để đi “chạy” điểm cho mình, dẫn đến sai lệch kết quả. Câu chuyện này, theo tôi là câu chuyện của người lớn. Người chịu trách nhiệm ở đây là những người lớn, chứ không phải các em. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh này, chính các em đang chịu đựng búa rìu dư luận.

Có thể, khi có điểm các em cũng tự thấy những bất thường trong điểm số của mình nhưng hãy đặt mình vào hoàn cảnh của các em, thật khó để có thể tự mình nói lên những nghi ngờ hoặc phản kháng lại sự sắp đặt của người lớn!

“Ác mộng điểm số” là có thật đối với không ít học sinh. Từ một buổi kiểm tra miệng, bị gọi lên trước lớp, hôm nào lỡ quên bài sẽ bị cô giáo phê bình, cho một điểm số tệ hại. Tuy nhiên, đó không phải là “ác mộng” đối với học sinh mà “ác mộng” thực sự chính là sự khinh bỉ, dè bỉu của bạn bè và kinh khủng hơn chính là phê bình trước lớp, trước toàn trường vào sáng thứ hai đầu tuần, trong giờ chào cờ. Tôi nhớ bạn tôi, tính tình hiền lành, nhút nhát, một lần bị phê bình trước cờ vì lỗi điểm kiểm tra miệng dưới trung bình mà bạn bỏ học. Thầy cô, bạn bè khuyên can thế nào bạn cũng không quay trở lại trường.

Rồi đến kỳ thi đại học, tuyển sinh các cấp, bất kỳ ai, chỉ cần nhập số báo danh, họ tên thí sinh sẽ nhận được kết quả điểm thi… không phải của mình. Bạn tôi, một học sinh giỏi tỉnh môn Lịch sử, sau đó đã không dám ra khỏi nhà khi ai ai cũng biết điểm thi đại học môn Lịch sử của bạn chỉ được 3 điểm.

Nếu người ta có một cách ứng xử văn minh với điểm số chưa tốt của học sinh thì bạn tôi chắc không trở thành người thất học từ năm lớp 7.

Trở lại câu chuyện của các em học sinh ở Hà Giang bị làm sai lệnh điểm. Tất nhiên, điểm số thực sẽ được trả lại cho các em sau đợt chấm thẩm định, hẳn nhiên là vậy rồi, nhưng có cần thiết phải đưa tên các em lên báo chí, mạng xã hội như vậy không? Những cá nhân làm điểm sai lệch và sai lệch như thế nào, đó là câu chuyện của cơ quan điều tra, cơ quan chức năng sẽ xử lý. Còn các em, hãy cho các em cơ hội được bình yên trước cảnh cửa bước vào đời.

hay ung xu van minh voi diem so cua thi sinh Sở GD&ĐT làm việc với trường chuyên Sơn La về điểm thi cao bất thường

​Ngành giáo dục Sơn La chưa kiểm tra lại bài thi của những thí sinh đạt điểm cao được cho là bất thường, nhưng đã ...

hay ung xu van minh voi diem so cua thi sinh Con gái được nâng điểm thi, Bí thư Hà Giang Triệu Tài Vinh nói gì?

Bí thư tỉnh uỷ Hà Giang Triệu Tài Vinh khẳng định không biết việc bài thi của con gái mình bị sửa điểm và cho ...

hay ung xu van minh voi diem so cua thi sinh Gian lận thi cử nghiêm trọng tại Hà Giang: Rút sợi dây kinh nghiệm hay thực hành văn hóa từ chức?

“Quá đau lòng” là chia sẻ của thầy Trần Trung Hiếu-Trường Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) về scandal gian lận đáng xấu hổ tại ...

/ https://laodong.vn