Trong khi Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đang triển khai công tác thoái vốn Công ty cổ phần PVI (PVI) theo đúng chỉ đạo của Chính phủ thì HDI lại chủ động “đi đêm” với Sunway.

Theo tài liệu thu thập của Diễn đàn Doanh nghiệp, trong Hợp đồng đăng ký mua trái phiếu giữa HDI Global SE (HDI) và Công ty cổ phần Đầu tư Đường Mặt Trời năm 2017, Tổ chức phát hành là Công ty cổ phần Đầu tư Đường Mặt Trời (Sunway) có địa chỉ đăng ký tại 1C đường Ngô Quyền, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Nhà đầu tư là HDI Global SE (HDI) có địa chỉ đăng ký tại HDI- Platz 1, 30659 Hannover, Germany. Theo đó, Sunway quyết định phát hành 376.588.000.000 VND trái phiếu hoán đổi đáo hạn năm 2021, được hoán đổi với cổ phần phổ thông của PVI Holding (PVI) cho HDI.

Giấu quyền sở hữu, vi phạm tỷ lệ nắm giữ

Theo thoả thuận HDI sẽ đăng ký mua và Sunway sẽ phát phát hành trái phiếu, với tối đa 4 đợt phát hành/đăng ký mua không vượt quá số tiền gốc (376.588.000.000 VND) tương ứng với 12.148.000 cổ phần phổ thông của PVI Holding. Việc đăng ký mua trái phiếu của HDI và việc phát hành trái phiếu của Sunway trong mỗi đợt sẽ được bắt đầu thực hiện khi số cổ phần tương ứng được chuyển vào tài khoản chứng khoán của Sunway.

1445 1

Từ năm 2017 đến năm 2019, HDI đã ký các hợp đồng đăng ký mua trái phiếu, hợp đồng cổ đông và hợp đồng thế chấp cổ phiếu với Sunway.

Tại hợp đồng đăng ký mua trái phiếu giữa HDI và Sunway ký ngày 31/8/2017 ghi rõ: Đối với mỗi đợt phát hành trái phiếu, HDI đăng ký mua trái phiếu sẽ phụ thuộc vào việc số cổ phiếu PVI tương ứng đã được chuyển hoặc đang được chuyển vào tài khoản chứng khoán của Sunway tại bên bảo lãnh; bên bảo lãnh đã gửi cho nhà đầu tư văn bản xác nhận số cổ phiếu PVI tương ứng đã được chuyển hoặc đang được chuyển vào tài khoản chứng khoán của bên bảo lãnh; Sunway sẽ sử dụng tiền thu được từ giao dịch trái phiếu bán trái phiếu cho HDI vào mục đích duy nhất là mua cổ phiếu PVI; HDI và Sunway cam kết không có thủ tục công bố, tham vấn, thông báo, báo cáo đối với các giao dịch được dự liệu tại hợp đồng cũng như không phê chuẩn, chấp nhận, đăng ký, uỷ quyền hoặc giấy phép nào mà HDI và Sunway cần phải có cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng; Trước ngày các điều kiện được đáp ứng tại hợp đồng này, các quyền của HDI có thể được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cho bất kỳ một công ty liên kết nào của HDI; Tất cả các trái phiếu hoán đổi sẽ ngay lập tức bị huỷ bỏ và không được phát hành lại.

Tại hợp đồng cổ đông ký giữa HDI và Sunway và ngày 31/8/2017 quy định rõ: Trong thời gian thế chấp cổ phiếu PVI cho HDI Sunway sẽ không được định đoạt, bao gồm việc bán, chuyển giao bất kỳ cổ phần PVI nào cho bất kỳ người nào trừ HDI hoặc bên nhận chuyển nhượng của HDI; Sunway sẽ không được trực tiếp hay gián tiếp đưa ra uỷ nhiệm hoặc uỷ quyền đối với bất kỳ cổ phần PVI nào hoặc sẽ không được ký kết thoả thuận có quyền biểu quyết hoặc thu xếp hay cam kết tương đương liên quan bất kỳ cổ phần PVI nào; Đại diện của Sunway tham dự Đại hội cổ đông của PVI sẽ phải luôn biểu quyết cho cổ phần PVI dựa trên các chỉ thị và biểu quyết của HDI đưa ra; Người được uỷ quyền của người đại diện trong PVI của Sunway sẽ do HDI chỉ định và Sunway cam kết đối với tất cả các vấn đề được trình lên Hội đồng quản trị PVI, người được uỷ quyền này sẽ luôn biểu quyết dự trên các chỉ thị do HDI đưa ra; HDI được hưởng cổ tức từ cổ phiếu PVI mà Sunway thế chấp; Sunway cam kết với HDI không có thủ tục công bố, tham vấn, báo cáo hoặc nộp hồ sơ nào đối với các giao dịch dự liệu tại hợp đồng này.

Như vậy, bằng các điều khoản và cam kết tại nội dung các hợp đồng cho thấy HDI có toàn quyền quyết định, định đoạt, sử dụng, biểu quyết tại Đại hội cổ đông PVI, hưởng cổ tức đối với cổ phần PVI mà Sunway nắm giữ. HDI đã thực hiện một số giao dịch nhằm che dấu quyền sở hữu thực sự đối với cổ phiếu PVI do Sunway nắm giữ, trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin, vi phạm quy định tại điểm C khoản 3 Điều 70 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.

Không những vậy, căn cứ kết quả xác minh của cơ quan chức năng và các tài liệu liên quan cho thấy, tính đến ngày 31/01/2019, HDI sở hữu tổng cộng 126.297.216 cổ phiếu PVI (sở hữu 83.711.071 cổ phiếu PVI; sở hữu 15.468.250 cổ phiếu PVI thông qua Sunway; sở hữu 27.117.895 cổ phiếu PVI thông qua Funderburk Lighthouse Limited), chiếm 54,65% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết của Công ty cổ phần PVI, vi phạm tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/06/2015 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP.

Thực hiện giao dịch nôi bộ bị cấm?

Ngoài ra, việc chuyển nhượng cổ phần giữa HDI và Sunway thông qua giao dịch có thể bị xem là giao dịch nội bộ. Một trong những hành vi giao dịch nội bộ bị cấm là việc sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác. Trong trường hợp này, với vai trò là các cổ đông lớn của PVI, trong đó, HDI còn đóng vai trò là cổ đông chiến lược thì việc nắm được các thông tin nội bộ liên quan đến PVI và tính chính xác của các thông tin này là điều hoàn toàn có thể thực hiện được.

Tất cả các hành vi này, nếu vi phạm ngoài việc phạt hành chính còn dẫn tới giao dịch bị vô hiệu theo quy định tại Điều 123 của Bộ luật dân sự. Hậu quả của giao dịch vô hiệu là các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu trước khi giao dịch chuyển nhượng cổ phần PVI diễn ra. Có nghĩa là HDI phải hoàn trả lại cổ phần PVI cho Sunway và Sunway phải hoàn trả lại khoản tiền mà HDI đã thanh toán mua cổ phần PVI.

Riêng đối với Sunway, trong giấy chứng nhận đăng ký kinh của Sunway (cấp ngày 27/06/2013) có đăng ký ngành nghề 6619 “Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu”. Đối với ngành nghề này được thực hiện các dịch vụ uỷ thác, giám sát trên cơ sở phí và hợp đồng. Tuy nhiên, theo như các hợp đồng đăng ký mua trái phiếu mà Sunway ký với HDI đều mang hình thức ủy thác đầu tư có chỉ định. Theo đó, HDI cung cấp tiền cho Sunway (thông qua việc mua trái phiếu do Sunway phát hành) và đầu tư theo chỉ định của HDI (thực hiện mua cổ phiếu PVI). Do đó, đây là hình thức uỷ thác mua/bán chứng khoán có chỉ định.

Nếu nhìn bản chất sự việc, thì HDI và Sunway đã tiến hành các hoạt động như một công ty quản lý quỹ, trong đó HDI là khách hàng uỷ thác và Sunway là công ty quản lý quỹ. Như vậy, Sunway có chức năng kinh doanh dưới hình thức hoạt động của công ty quản lý quỹ mà không có giấy phép hoạt động từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, được xem là vi phạm Luật Chứng khoán, thực hiện kinh doanh ngành nghề khi chưa được cấp phép.

Các hành vi của HDI và Sunway có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của cổ đông nhà nước (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) trong PVI thông qua việc lợi dụng chính sách nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại PVI của Chính phủ (chỉ được thông qua vào năm 2019, trước khi HDI thực hiện giao dịch) để kiểm soát hoạt động của PVI đồng thời có thể làm ảnh hưởng tới giá trị cổ phần còn lại của nhà nước trong PVI, gây thất thoát tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

HDI vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam HDI vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam

Theo kết quả xác minh của cơ quan chức năng, Công ty HDI Global SE (HDI) đã trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin, ...

P.V (T/h) / Theo Nghề nghiệp và Cuộc sống