Vụ tai nạn kinh hoàng tại Long An không chỉ để lại ám ảnh mà còn khiến không ít người “giật mình” với con số gần 200.000 ô tô hết niên hạn, nguy cơ cao gây tai nạn nếu tiếp tục lưu hành.

hiem hoa tu hon 200000 o to het dat

Xe hết “đát” thường được đưa về các tỉnh, thành vùng ven để đưa rước học sinh - Ảnh: Lê Lâm

Đem xe hết “đát” về chở học sinh

Theo thông tin mới nhất từ Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT), đến ngày 1.1, toàn quốc có thêm 19.316 ô tô hết niên hạn sử dụng, nâng tổng số phương tiện không được phép lưu thông vì quá “đát” theo quy định lên 206.199, tính từ năm 2003 đến nay. Số ô tô quá hạn kiểm định từ 30 ngày trở lên là 286.203 phương tiện (tính đến 1.1.2019). Trong khi cơ quan chức năng chưa tìm ra được giải pháp triệt để ngăn chặn các phương tiện này tiếp tục cố tình lưu thông thì thực tế xe “hết đát” vẫn công khai lưu hành tại nhiều địa phương, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn.

Đơn cử, ngày 14.10 vừa qua, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Hải Dương) trong quá trình tuần tra, kiểm soát trên QL5 đã phát hiện và thu giữ 5 ô tô 16 chỗ ngồi hết hạn đăng kiểm và tự ý hoán cải phương tiện. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cả 5 ô tô này đều được sử dụng vào mục đích đưa đón học sinh của Trường tiểu học Ái Quốc. Trong đó, có 4 xe hết hạn đăng kiểm từ năm 2017 và tự ý hoán cải ghế ngồi để mỗi xe có thể chở được khoảng từ 25 - 30 học sinh, 1 xe hết hạn đăng kiểm từ năm 2016.

Trong đợt tổng thanh tra các phương tiện vận tải hành khách của Thanh tra giao thông Đồng Nai mới đây, 2 xe hết niên hạn từ năm 2017 cũng bị lực lượng thanh tra thu giữ khi đang trên đường đưa rước học sinh. Không chỉ tại các tỉnh, thành vùng ven, ngay tại Hà Nội, Đội cảnh sát giao thông số 11 (Phòng CSGT Hà Nội) khi kiểm tra trên địa bàn H.Quốc Oai đã phát hiện xe khách hết niên hạn sử dụng từ năm 2014, lưu thông trên đường Hồ Chí Minh chở học sinh của Trường THPT Ngô Sỹ Liên - Xuân Mai. Không chỉ vậy, hệ thống bánh lái, phanh, cần số của xe đều không đảm bảo an toàn, ghế ngồi không có đai an toàn, cửa lên xuống xộc xệch... và lái xe thậm chí không xuất trình được giấy tờ, bằng lái.

Trả lời Thanh Niên, ông Khuất Việt Hùng, Phó ban chuyên trách Ban An toàn giao thông quốc gia, lý giải vẫn còn tồn tại tình trạng sử dụng xe hết niên hạn để chở nông, lâm, thủy sản hoặc dùng làm xe đưa rước học sinh tại một số tỉnh, thành vùng sâu, vùng xa là do tại các khu vực này lực lượng thanh tra, kiểm tra mỏng, chưa sát sao trong công tác quản lý.

Rất khó thu hồi giấy tờ

Theo quy định, tất cả các phương tiện hết niên hạn sử dụng đều bị cấm lưu thông, buộc nộp lại giấy chứng nhận đăng kiểm cho trung tâm đăng kiểm địa phương và biển kiểm soát cho cơ quan đăng ký xe. Chủ phương tiện có quyền giữ các phương tiện này nhưng không được phép đưa vào lưu thông.

Giải pháp duy nhất là nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến nhắc nhở người dân thực hiện đúng quy định nộp lại giấy tờ xe quá niên hạn, đăng kiểm đúng thời hạn. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng cần đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm tra, xử phạt các trường hợp vi phạm. Hiểm họa từ hơn 200.000 ô tô hết \'đát\' - ảnh 3 Ông Khuất Việt Hùng

Trên thực tế, số giấy tờ thu hồi được chỉ chiếm một phần rất nhỏ, còn số lượng lớn xe quá niên hạn không biết đang đi về đâu. Là địa phương có số lượng xe quá “đát” cao nhất cả nước, theo thống kê của Cục Đăng kiểm, tuy nhiên trong khoảng 3.142 xe hết niên hạn tại TP.HCM trong năm 2017, Công an TP mới chỉ thu hồi được giấy tờ của 220 xe, chiếm chưa đến 1/14 tổng số xe hết “đát”.

Từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Sở GTVT cũng chỉ phát hiện 1 trường hợp xe hết niên hạn lưu thông trên đường. Tương tự, lực lượng cảnh sát giao thông tại Đà Nẵng trong 3 năm chỉ phát hiện và lập biên bản được 2 trong số 1.000 phương tiện hết niên hạn trên địa bàn TP.

Đại diện Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (Công an TP.HCM) cho biết đơn vị này thường xuyên tiến hành rà soát, thống kê số ô tô hết niên hạn sử dụng, sau đó lập danh sách, gửi thông báo mời chủ phương tiện đến cơ quan chức năng làm thủ tục nộp giấy tờ theo đúng quy định.

Tuy nhiên, trong công tác thu hồi giấy tờ, kiểm tra, xử lý còn gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất, do phương tiện hết niên hạn thường được bán qua nhiều đời chủ nên việc xác minh không dễ. Thứ hai, hộ khẩu nơi chủ phương tiện đăng ký thường trú thường xuyên thay đổi gây khó khăn trong việc thông báo. Cuối cùng là tinh thần tự giác của chủ phương tiện chưa cao, cố tình né tránh, không chấp hành việc nộp lại giấy tờ.

PGS-TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên Hội đồng tư vấn khoa học - kỹ thuật - môi trường thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN TP.HCM, đề xuất: “Đối với các xe cố tình vi phạm thì đúng là phải chịu xử phạt, tịch thu phương tiện. Nhưng nhà nước nên xem xét cho phép chủ phương tiện hết niên hạn được phục hồi, tân trang phương tiện. Sau đó mang đi đăng kiểm, nếu đạt tiêu chuẩn thì tiếp tục cho phép lưu thông. Như vậy vừa đảm bảo an toàn, đảm bảo quyền lợi của người dân, vừa phù hợp với thực trạng xã hội nước ta hiện nay”.

hiem hoa tu hon 200000 o to het dat Hy Lạp dọn \'nghĩa địa\' tàu hoang, lo hiểm họa môi trường

Nhiều xác tàu bị bỏ hoang suốt hàng thập niên không ai xử lý tại vịnh Elefsina đang trở thành những "quả bom nổ chậm", ...

hiem hoa tu hon 200000 o to het dat Hiểm họa xe bồn nổ như bom: Thủ phạm là ai?

Nguyên nhân chính những vụ tai nạn xe bồn cháy nổ là do DN và lái xe chưa tuân thủ chặt chẽ quy định trong ...

/ Thanh niên