Hôm nay (30/6), Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) được ký kết tại Hà Nội, sau 9 năm đàm phán. Những cam kết trong hiệp định sẽ giúp mở cửa hơn nữa thị trường xuất khẩu cho Việt Nam, nhất là dệt may, da giày. Riêng với dệt may, Hiệp định có thể giúp xuất khẩu tăng thêm 5,8 tỷ USD sau 10 năm nữa. Tuy nhiên, làm thế nào để tận dụng được lợi thế từ EVFTA đang là vấn đề đặt ra?

Hiện tại, thương mại song phương giữa hai Việt Nam và EU đã tăng hơn 20 lần trong hơn hai thập kỷ vừa qua với giá trị thương mại mỗi năm đạt gần 50 tỷ Euro, đưa châu Âu thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ.

Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần 86% số dòng thuế và hơn 99% dòng thuế được gỡ bỏ sau 7 năm, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 28 nước thành viên EU. 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

hien ke cho nganh det may cat canh tan huong uu dai tu evfta

Như vậy, gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất. Trong đó, dệt may và da giày là 2 ngành sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

Riêng với dệt may, Hiệp định có thể giúp xuất khẩu tăng thêm 5,8 tỷ USD sau 10 năm nữa. Còn với da giày, xuất khẩu dự kiến tăng từ 10 - 15% so với hiện nay.

Dệt may đón cơ hội từ EVFTA

Đại diện một số doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Thành phố HCM thừa nhận, EVFTA là cơ hội “vàng” đối với ngành dệt may. Các FTA thế hệ mới tạo ra chất xúc tác mới cho DN và cả nền kinh tế phát triển. Hiện tại, 3 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam bao gồm Mỹ, Nhật Bản và EU. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU thời gian qua còn nhiều hạn chế bởi hàng dệt may Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh so với một số quốc gia đã có hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU. Đến nay, khi EVFTA được ký kết và có hiệu lực, rào càn thuế quan được dỡ bỏ, các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt hơn ở thị trường này so với các đối thủ khác.

Đánh giá cơ hội từ EVFTA đối với các doanh nghiệp dệt may, ông Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) thừa nhận, EVFTA mang lại tiềm năng xuất khẩu sản phẩm may mặc với giá trị trên 100 tỷ USD mỗi năm. Hiện thuế suất xuất khẩu hàng dệt may sang EU bình quân là 9,6%, nhưng khi EVFTA có hiệu lực thì thuế suất sẽ giảm dần về 0% trong vòng 7 năm. Vì thế ngành này kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu sẽ cán mốc 40 tỷ USD khi có EVFTA.

hien ke cho nganh det may cat canh tan huong uu dai tu evfta

Cũng phải nói thêm rằng, trong hơn 2 thập kỷ qua, thương mại song phương giữa hai thị trường Việt Nam - EU đã tăng hơn 20 lần, với giá trị mỗi năm gần 50 tỷ Euro, đưa châu Âu thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ.

Ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam tính toán, EVFTA sẽ gia tăng trung bình 0,1% GDP Việt Nam mỗi năm chỉ nhờ vào các tác động thương mại thuần túy. Đầu tư trực tiếp từ châu Âu tới Việt Nam, dưới tác động của Hiệp định, cũng sẽ gia tăng tăng trưởng của Việt Nam, trên cơ sở đầu tư trung bình của Liên minh châu Âu vào Việt Nam đạt trung bình gần 800 triệu đô la Mỹ trong khoảng từ 2010 tới 2017.

Theo các nhà phân tích của HSBC, các ngành như may mặc và da giày của Việt Nam được kỳ vọng hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định. Hiện, xuất khẩu may mặc và da giày của Việt Nam sang châu Âu đạt gần 9 tỷ đô la Mỹ trong năm 2018 trong khi thuế suất trung bình châu Âu áp cho các sản phẩm này ở mức 9%. Những mức thuế quan này sẽ được dỡ bỏ trong vòng ba năm hoặc ngay lập tức sau khi EVFTA có hiệu lực đối với những hàng hóa ít nhạy cảm. “Những cam kết mở cửa mạnh mẽ trong Hiệp định sẽ giúp mở cửa hơn nữa thị trường xuất khẩu cho Việt Nam, đặc biệt là dệt may”, CEO HSBC khẳng định.

Không phủ nhận lợi ích từ EVFTA song theo công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), trong một vài năm đầu thực hiện EVFTA, phần lớn các sản phẩm may mặc sẽ chưa được hưởng lợi từ EVFTA (do mức thuế giảm từ 12% vẫn sẽ cao hơn mức 9% theo GSP). Nhưng khi lộ trình cắt giảm thuế kết thúc, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ hưởng lợi đáng kể từ EVFTA do các ưu đãi thuế quan theo EVFTA là ổn định (trong khi GSP thì biến động tùy vào quyết định mỗi năm của EU) và giảm dần xuống 0%.

Cần những bàn tay “bà đỡ”

Bên cạnh những lợi ích, với EVFTA để được hưởng ưu đãi thuế quan thì ngành dệt may phải đảm bảo yêu cầu nghiêm ngặt về xuất xứ hàng hoá, nghĩa là hàng hoá đó ít nhất phải sản xuất tại Việt Nam. EU cũng cho phép áp dụng quy chế cộng dồn nguồn gốc xuất xứ, chẳng hạn vải sản xuất tại Hàn Quốc, nước có FTA song phương với EU, cũng được công nhận nguyên tắc xuất xứ từ vải trở đi và được hưởng ưu đãi.

Chính vì vậy, ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần phải xây dựng một ngành công nghiệp dệt may nội địa (mang ý nghĩa giảm các thành tố nhập khẩu) để có thể tận dụng được hết những lợi ích này. “Yêu cầu rất nghiêm khắc về xuất xứ hàng hóa đối với các sản phẩm may mặc nhập khẩu vào châu Âu có thể làm giảm các lợi ích đối với Việt Nam khi phần lớn các nguyên liệu chính đều được nhập khẩu từ các quốc gia khác”, ông Hải nhấn mạnh.

hien ke cho nganh det may cat canh tan huong uu dai tu evfta

Ông Phạm Hồng Hải, Tổng Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam

Cũng theo CEO này, hiện tại chỉ có các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn và doanh nghiệp FDI có khả năng đáp ứng được tỷ lệ tự chủ nguồn nguyên phụ liệu tuân thủ quy tắc xuất xứ của Hiệp định. Bên cạnh việc doanh nghiệp cần tự phát triển nội tại, những quy định hướng dẫn và hoạt động của Chính phủ giúp cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về hiệp định này là hết sức cần thiết, như quy hoạch phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, hướng dẫn về cam kết của Việt Nam đối với EVFTA, những gì doanh nghiệp cần làm, cụ thể cam kết về môi trường, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa v.v…

Bên cạnh đó những cải cách triệt để về hành chính nhằm tháo gỡ những thủ tục về xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp, việc hoàn thiện khung pháp lý để đáp ứng những điều kiện về lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ phù hợp với chuẩn mực quốc tế và châu Âu cần được coi là một ưu tiên.

Đồng quan điểm, trong Báo cáo mới cập nhật từ CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), BVSC cũng thừa nhận Hiệp định EVFTA mở ra cả cơ hội lẫn thách thức cho Việt Nam. Trong đó, ngành dệt may của Việt Nam sẽ phải có những thay đổi để có thể thỏa mãn điều kiện về xuất xứ, qua đó có thể tận dụng các ưu đãi về thuế quan mà hiệp định EVFTA mang lại.

“Mặc dù quy tắc xuất xứ trong EVFTA có lỏng hơn so với CPTPP nhưng vẫn đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam. Nguyên nhân là do phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang chỉ thực hiện công đoạn may cắt chứ chưa sản xuất vải và sợi.

hien ke cho nganh det may cat canh tan huong uu dai tu evfta

Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa sản xuất vải và sợi (Hình minh họa)

Thêm vào đó, nguyên liệu (vải) mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đa phần có xuất xứ từ Trung Quốc và Đài Loan – là những nước chưa có hiệp định FTA với EU. Do vậy, để có thể tối đa hóa lợi ích thu được từ EVFTA, cần chú trọng phát triển ngành công nghiệp dệt và công nghiệp phụ trợ ngành dệt may nhằm cung cấp nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp may – cắt”, báo cáo nêu rõ.

Đồng thới theo BVSC, cần phải tăng cường việc sử dụng vải có xuất xứ từ Hàn Quốc sớm để có thể tận dụng được lợi ích từ hiệp định EVFTA trong khi ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển kịp. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể tận dụng việc hiệp định EVFTA ký kết và nhập khẩu các nguyên vật liệu (đặc biệt là vải) có xuất xứ từ châu Âu, qua đó nâng cao giá trị và chất lượng của sản phẩm.

hien ke cho nganh det may cat canh tan huong uu dai tu evfta Ký kết Hiệp định EVFTA: Cơ hội vàng cho những sản phẩm nào?

Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam sau ...

hien ke cho nganh det may cat canh tan huong uu dai tu evfta Thủ tướng: "EVFTA, IPA là hai tuyến cao tốc lớn nối Việt Nam và EU"

Đại diện Chính phủ khẳng định sẽ nỗ lực cao nhất để 'từng người dân, doanh nghiệp phải là chủ thể hưởng lợi của hiệp ...