Sự kiện Khaisilk bán sản phẩm thời trang từ lụa tơ tằm gắn thương hiệu cá nhân nhưng thực chất là hàng nhập từ Trung Quốc như giọt nước tràn ly khiến người tiêu dùng nghi ngờ sản phẩm lụa tơ tằm Vạn Phúc nhập từ Trung Quốc.
Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc Phạm Văn Hà khẳng định: Nhiều hộ dân của làng nghề Vạn Phúc vẫn theo nghề chăn tằm dệt tơ. Ảnh: Văn Phúc |
Sự kiện Khaisilk bán sản phẩm thời trang từ lụa tơ tằm gắn thương hiệu cá nhân nhưng thực chất là hàng nhập từ Trung Quốc như giọt nước tràn ly làm sụp đổ lòng tin của người tiêu dùng đối với mặt hàng nhạy cảm này, khi nhiều ý kiến cho rằng, nhiều làng lụa tơ tằm đã từ lâu chỉ bán mà không dệt lụa.
Vạn Phúc cũng là một làng nghề lụa tơ tằm lớn nổi tiếng trên cả nước nói chung và miền Bắc nói riêng. Từ lâu, việc trà trộn các sản phẩm Trung Quốc vào chung với lụa tơ tằm Việt Nam để bán đã khiến lòng tin của người tiêu dùng vào làng nghề nức tiếng một thời này đang dần mai một.
Sau sự kiện “Khaisilk”, nhiều người tiêu dùng “giận cá chém thớt”, quy chụp và lên án làng nghề Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Nội) cũng đang bán chủ yếu lụa Trung Quốc, khiến những người dệt lụa trong làng không tránh khỏi lao đao.
Nỗi lo đấy càng hiện hữu khi trên các trang mạng xã hội, “điều tiếng” về nguồn gốc sản phẩm của làng lụa Vạn Phúc được đem ra săm soi, mổ xẻ, thậm chí bị quy chụp. Điều này khiến ngay chiều 27.10, Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc phải tổ chức cuộc họp gấp tại hội trường UBND phường Vạn Phúc để thông tin về tình hình cũng như dư luận xã hội; đồng thời khuyến cáo bà con nên minh bạch khi bán hàng.
Trao đổi với báo giới chiều 27.7, ông Phạm Khắc Hà - Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc cho biết: Hiện nay cả hiệp hội này có 401 hội viên với hơn 1.000 xã viên. Không có chuyện làng Vạn Phúc chỉ bán lụa mà không còn dệt lụa. Toàn hiệp hội hiện vẫn có 264 máy dệt đang hoạt động. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, làng lụa Vạn Phúc chỉ bán lụa Trung Quốc mà không dệt lụa là không đúng.
Tuy nhiên, các xưởng dệt không có đủ sản phẩm để bán ra bên ngoài mà chỉ đủ để bán tại cửa hàng mình. Năm 2016, tổng sản lượng lụa ở Vạn Phúc sản xuất ra là 1,8 triệu mét.
Ông Hà cũng phủ nhận thông tin tơ để dệt lụa Vạn Phúc nhập từ Trung Quốc. Hiện nay, nguồn tơ các xưởng đang sử dụng là tơ nhập từ tỉnh Lâm Đồng, do các nhà máy ươm tơ của Nhật Bản và Hàn Quốc sản xuất.
Để hỗ trợ bà con làng nghề Vạn Phúc, đồng thời để bảo vệ và phát triển làng nghề nức tiếng một thời cả nước, ông Phạm Khắc Hà đề nghị nhà nước nên có quy hoạch xây dựng vùng sản xuất tơ tằm ổn định và chất lượng để phục vụ nhu cầu của các xưởng dệt, không để phụ thuộc vào nguồn tơ nhập ngoại.
Tuy nhiên, trao đổi với PV Báo Lao Động chiều 27.10, Chủ tịch Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam Đặng Vĩnh Thọ lại cho biết: Vì lý do thương mại, một số làng nghề tơ lụa trong nước như Vạn Phúc đã mai một, hầu như hiện nay còn rất ít hộ gia đình dệt tơ lụa, mà chủ yếu mua các sản phẩm tơ lụa từ Trung Quốc về để bán cho khách tiêu dùng, đặc biệt là khách du lịch, để kiếm lời.
Bộ trưởng Công thương: \'Khaisilk có dấu hiệu vi phạm luật pháp lẫn đạo đức doanh nghiệp\' Bên lề Quốc hội sáng 27.10, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh đã lên tiếng xung quanh vụ việc Khaisilk bán hàng Trung Quốc có mác ... |
Niềm tin đã mất, ông còn gì, Khải Silk? Sự việc xảy đến với ông xuất phát từ thói cẩu thả có tính độc ác, không phải từ người nào đó đã cắt sót ... |
Vụ "treo lụa ta bán lụa Tàu: Tội em lắm, khăn lụa Việt Nam! Dường như ông chủ Khaisilk, doanh nhân Hoàng Khải vẫn chưa hiểu ra cơn giận dữ của khách hàng – những người từng mến yêu, ... |
https://laodong.vn/kinh-te/hiep-hoi-lang-nghe-van-phuc-hop-khan-thanh-minh-vi-bi-cho-la-chi-ban-ma-khong-det-lua-572618.ldo