Series phim truyền hình “Madam Secretary” (Bà ngoại trưởng) của tập đoàn truyền thông CBS (Mỹ) sản xuất chiếu trên Netflix gây bức xúc trên mạng khi vào 25.5, khán giả phát hiện ở tập 4 mùa 1 có hình ảnh phố cổ Hội An bị ghi là Fuling - một địa danh của Trung Quốc. Bộ phim này ra mắt mùa đầu tiên vào tháng 9.2014 và khép lại mùa thứ 6 vào tháng 12.2019. Ai có lỗi trong sự việc này, xử phạt ra sao và có biện pháp nào để ngăn chặn những chuyện tương tự là những câu hỏi được đặt ra.

hinh anh tren phim phai ton trong chu quyen viet nam
Hội An của Việt Nam bị chú thích là Phù Lăng (Trung Quốc) trong Series phim truyền hình “Madam Secretary”. Ảnh: Chụp màn hình

Ai có lỗi?

Việc trên cảnh quay phố cổ Hội An (xuất hiện ở phút thứ 17) nhưng ghi chữ Fuling - China (Phù Lăng, Trung Quốc) là sự vô tình hay cố tình thì chưa rõ, nhưng việc đó có lẽ phải nằm ở khâu hậu kỳ - dựng phim, bởi đoàn làm phim đương nhiên phải rõ Hội An là của Việt Nam khi cảnh quay được thực hiện tại Hội An.

Bộ phim được chiếu trên Netflix - dịch vụ xem video trực tuyến của Mỹ, chủ yếu là phim và các chương trình truyền hình, phổ biến ở Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới. Ưu thế Netflix là nguồn tài nguyên dồi dào, chất lượng cao và có ứng dụng để được sử dụng trên các thiết bị thông minh như smartphone, tablet, smart tivi,… chưa kể còn hỗ trợ phát video 4K.

Netflix từ năm 2016 chính thức vào thị trường Việt Nam; vì đây là kinh doanh truyền hình trực tuyến nên phải có sự cho phép của Bộ Thông tin và Truyền thông, nhưng vấn đề là nội dung của Netflix thì ai quản lý?

Tuy nhiên, việc kiểm soát nội dung trên Netflix rất khó, nhất là vấn đề tiền kiểm mà chỉ khi có vấn đề phát sinh mới hậu kiểm.

Xử lý như thế nào?

Ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Điện ảnh Việt Nam - khi trả lời báo Dân Trí cho biết: Bộ phim do một đơn vị ở Mỹ sản xuất và một kênh có máy chủ đặt ở nước ngoài phát hành. Vì thế, Cục Điện ảnh không liên quan đến khâu kiểm duyệt lẫn phát hành. Việc xử lý thì phải tìm ra được bên nào đã cấp phép cho đoàn phim đó vào ghi hình ở Hội An và theo ông Thành, Bộ VHTTDL không hề cấp phép cho đoàn phim này vào ghi hình tại Hội An.

Dĩ nhiên, đoàn làm phim trên không thể đổ bộ “từ trên trời rơi xuống”. Vậy họ vào Việt Nam bằng đường nào? Có thể họ vào Hội An không phải bằng tư cách đoàn làm phim mà có thể là phóng viên báo chí, nhưng nhiều khả năng là khách du lịch, khi đó thì họ tự do quay, chụp ảnh với mục đích lưu giữ hình ảnh đẹp của Việt Nam. Và những hình ảnh đó được sử dụng như thế nào trong phim thì chúng ta cũng không thể biết và không thể kiểm soát được, chỉ khi nào phim chiếu công khai mới được biết.

Trong quá khứ từng không ít bài học thương đau với các phim như “We were soldiers” (Chúng ta những người lính) của hãng phim Paramount, có diễn viên Đơn Dương đóng vai thiếu tá Nguyễn Hữu An đã gây dư luận xôn xao về việc xuyên tạc lịch sử của bộ phim này, đặc biệt là bộ phim “Yêu tiếng hát Việt Nam” là liên doanh của Liên hiệp Xí nghiệp Điện ảnh Băng từ TPHCM với một Cty điện ảnh Hồng Kông (TQ) vào những năm 1989-1990. Nội dung kịch bản được duyệt, đoàn làm phim tiến hành quay ở TPHCM và một số tỉnh, quay phim xong họ mang về Hồng Kông làm hậu kỳ. Đến khi phát hành phim, bên đối tác Việt Nam mới biết nội dung phim đã thay đổi, với những cảnh biểu tình chống đối, bôi bác hình ảnh nhân dân và TPHCM. Chính vì sự cố này mà Liên hiệp Xí nghiệp Điện ảnh Băng từ TPHCM sau đó bị giải thể.

Từ vụ phim Mỹ “Madam Secretary” cũng đặt ra những bài toán cho các nhà quản lý. Liên tiếp gần đây có một số vụ việc liên quan tới việc xâm hại chủ quyền quốc gia trên phim ảnh, như “Điệp vụ Biển đỏ” và “Everest, Người tuyết bé nhỏ” đều do khán giả xem phim phát hiện ra, không phải từ phía những người trong các cơ quan quản lý có liên quan của Việt Nam.

Khán giả với con mắt tinh tường mà dân mạng hay gọi là “Thánh soi” đã trở thành nhà hậu kiểm tình nguyện. Tuy nhiên, để xử lý vụ việc lại không đơn giản vì phim của nước ngoài sản xuất.

Nên chỉ có thể cấm ở Việt Nam hoặc chỉnh sửa bản chiếu ở Việt Nam. Luật Điện ảnh điều 11 đã đề cập tới những hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh, nhưng nên bổ sung thêm những điều khoản có tính quốc tế, có quy định cụ thể khi các hãng nước ngoài lấy hình ảnh Việt Nam vào phim phải tuân theo Luật Chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, tuân theo các bộ Luật liên quan tới hình ảnh Việt Nam… Và đi kèm phải nó phải là một chế tài rất cụ thể, chi tiết để xử phạt nếu có vi phạm.

hinh anh tren phim phai ton trong chu quyen viet nam Đóng dấu chủ quyền Việt Nam cho Hoàng Sa
hinh anh tren phim phai ton trong chu quyen viet nam Thư tịch cổ Trung Hoa thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam
hinh anh tren phim phai ton trong chu quyen viet nam Phóng viên CNN nói về chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa

/ laodong.vn