Vụ việc tài xế taxi “bắt chẹt” 2 vị khách người nước ngoài phải trả tiền đi taxi với mức giá cao gấp 10 lần xảy ra tại Hà Nội mới đây cho thấy việc quản lý hoạt động taxi đang ở mức đáng báo động. Điều này không chỉ vi phạm quy định của pháp luật mà còn dẫn đến những hình ảnh vô cùng xấu xí trong du khách nước ngoài khi đến với thủ đô.

hinh anh xau xi ve thu do Tài xế \'chặt chém\' khách Tây bị cho thôi việc
hinh anh xau xi ve thu do Khách Tây phàn nàn nạn \'chặt chém\', đeo bám tại Sài Gòn
hinh anh xau xi ve thu do
Hai vị khách người Hà Lan bị tài xế taxi thu phí với giá “cắt cổ”.

Tài xế taxi bắt chẹt khách với giá “cắt cổ”

Mới đây, 2 vị khách nước ngoài đi từ phố Hàng Quạt (Hoàn Kiếm) đến Bảo tàng Dân tộc học (Cầu Giấy) đã bị tài xế xe taxi mang BKS 30A-562.18 của Công ty TNHH Taxi Đại Hòa Phát thu gấp 10 lần tiền cước so với giá thực tế. Cụ thể, với quãng đường chỉ mất khoảng 87.000 đồng tiền cước nhưng tài xế xe taxi đã bắt chẹt 2 vị khách nước ngoài với giá 870.000 đồng. Vụ việc này khiến những vị khách nước ngoài vô cùng bức xúc và báo cáo với lực lượng chức năng để xử lý. Điều này tạo nên một hình ảnh vô cùng xấu xí trong mắt người nước ngoài.

Liên quan đến tình trạng xe taxi “lạm thu” của khách hàng, Đội trưởng Đội Thanh tra GTVT quận Ba Đình Bùi Ngọc Tân cho biết, trong khoảng 1 tháng vừa qua, đơn vị này cũng đã xử lý 2 trường hợp tương tự trên địa bàn. Một trường hợp số tiền hiện trên đồng hồ là 47.000 đồng, nhưng khi khách nước ngoài đưa 500.000 đồng, tài xế chỉ trả lại 30.000 đồng rồi bỏ đi, thu của khách nước ngoài gấp 10 lần cước. Ông Tân cho hay: “Trường hợp này sau đó đã bị chúng tôi tạm giữ phương tiện và xử phạt nặng”.

Còn nhiều lỗ hổng trong quản lý xe taxi

Qua tìm hiểu sự việc gần đây cho thấy, tài xế vi phạm thuộc hãng taxi Đại Hòa Phát. Đáng chú ý, đăng ký kinh doanh và đặt trụ sở chính tại thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc) nhưng không hiểu sao lại hoạt động ở Hà Nội. Do vậy việc quản lý và xử phạt cũng gặp những vướng mắc. Một lãnh đạo Phòng Quản lý vận tải - Sở GTVT Hà Nội khẳng định không hề biết đến sự tồn tại văn phòng đại diện hay chi nhánh nào của hãng Đại Hòa Phát; xe taxi mang BKS 30A-562.18 cũng không được cấp phù hiệu kinh doanh taxi tại Hà Nội. Thậm chí trên hệ thống dữ liệu giám sát hành trình (GPS) của Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng không hề hiển thị dữ liệu hoạt động của chiếc xe này. Người này cũng cho hay, theo thống kê hiện có khoảng 3.000 taxi ngoại tỉnh thường xuyên hoạt động trên địa bàn TP.Hà Nội. Tuy nhiên việc kiểm soát còn nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng nhiều hãng taxi hoạt động khá bát nháo.

Trao đổi với báo chí, Trưởng phòng Quản lý vận tải - Sở GTVT Hà Nội Đào Việt Long thẳng thắn: “Có hàng nghìn chiếc xe taxi dạng đó, đăng ký kinh doanh ở tỉnh ngoài, về Hà Nội hoạt động thường xuyên nhưng không báo cáo với Sở GTVT Hà Nội, không truyền dữ liệu GPS về thì khó lòng mà quản lý được. Thực tế đã có những trường hợp xe taxi bắt chẹt khách kể cả nội địa lẫn nước ngoài nhưng đa phần hành khách không thông báo nên cơ quan chức năng không thể xử lý kịp thời”.

Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông đô thị, hiện nay việc quản lý xe taxi còn những tồn tại, hạn chế và bất cập. Điều này dẫn đến tình trạng “bát nháo” thị trường taxi dẫn đến những điều tiếng không đẹp. Phía các cơ quan quản lý còn chồng chéo nhưng lại chưa phân rõ trách nhiệm xử lý như thế nào cho kịp thời, phù hợp.

Liên quan đến vụ việc tài xế taxi Đại Hòa Phát bắt chẹt khách tây, phía công ty taxi đã có quyết định buộc thôi việc với tài xế này. Theo Sở GTVT Vĩnh Phúc, đại diện doanh nghiệp taxi này cũng đã có báo cáo tới sở và liên hệ với 2 vị khách người Hà Lan bị “chặt chém” nhưng 2 người này đã về nước. Phía doanh nghiệp sẽ tiếp tục liên hệ với Đại sứ quán Hà Lan để bồi hoàn khoản phí lái xe đã gian lận.

https://laodong.vn/ban-doc/hinh-anh-xau-xi-ve-thu-do-565603.ldo

/ Vương Trần/Báo Lao động