Nghịch lý ở Hà Nội khi mưa lớn là sông cạn, đường ngập. Vì thế, quan trọng là phải có đường thoát nước từ phố ra sông.

Bàn tiếp về đề xuất của Công ty Thoát nước Hà Nội về việc thử nghiệm hồ điều tiết ngầm với thể tích 2.000m3 nước tại khu vực Đường Thành, chợ Hàng Đa (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một số chuyên gian ngành cấp thoát nước và thủy lợi đều khẳng định đây là một trong những giải pháp góp phần giảm ngập cho Hà Nội. Tuy nhiên, để làm được hồ điều tiết ngầm còn phải tính toán nhiều vấn đề, đồng thời để chống ngập cho TP cần có giải pháp tổng thể hơn.

GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, chuyên gia cao cấp ngành cấp thoát nước ủng hộ ý tưởng làm hồ điều tiết ngầm và cũng đề xuất từ lâu. Theo đó, các hồ điều tiết được xây dựng, lắp đặt ngầm dưới đất, còn ở trên thảm bê tông, các phương tiện đi lại bình thường, thậm chí có thể trồng cây.

Dù vậy, ông lưu ý, để làm hồ điều tiết ngầm phải xem vị trí của nó tác động đến khu vực xung quanh thế nào, hiệu quả thu gom nước mưa nhanh chậm ra sao.

Cũng theo GS Nhuệ, bởi thể tích hồ điều tiết ngầm đề xuất thử nghiệm nhỏ (2.000m3), nếu mưa lớn sẽ không đảm bảo. Vì thế, khi tiến hành xây dựng, lắp đặt thì phải tính phương pháp để nước tự chảy ra khu vực gần nhất, đồng thời sử dụng phương pháp bơm cưỡng bức thoát nước cho khu vực.

ho ngam chong ngap cho ha noi nghich ly la

Hồ điều tiết ngầm được đề xuất thử nghiệm ở Hà Nội để chống ngập. Ảnh minh họa: VietNamNet

Trong khi đó, GS.TS Trương Đình Dụ, nguyên cán bộ Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh nhiều hồ, ao ở Hà Nội đã bị lấp để xây dựng nhà cửa thì việc làm hồ điều tiết ngầm cũng là một lựa chọn cần thiết, tận dụng được không gian trong điều kiện đất đai hạn hẹp.

Theo ông, có thể xây dựng hồ điều tiết ngầm ở các khu vực đất công cộng như trường học, công viên, bãi xe, vỉa hè vừa để chống ngập. Điều cần lưu ý khi xây các hồ là phải khảo sát kỹ để tránh sạt lở, sụt lún. Bên cạnh đó, phải tính toán hồ chịu được lượng mưa bao nhiêu. Phải đặt trạm bơm, đường ống thoát nước đi để có không gian dự trữ các đợt mưa tiếp theo.

"Hồ điều tiết ngầm chỉ giải quyết được ngập cục bộ trong khu vực hẹp. Vì thế, phải nghiên cứu nhiều phương pháp khác. Ngoài việc xây dựng các hồ điều tiết ngầm để chống ngập, Hà Nội cũng có thể nghiên cứu cách trữ nước mưa trên mái nhà bằng bồn chứa, túi chứa nước... Việc thu nước mưa trên mái nhà dân, các tòa cao ốc, xí nghiệp, trường học có thể giúp giảm ngập lụt cho đường phố rất nhiều, đồng thời có thể sử dụng lượng nước này để tưới cây, cọ rửa...", GS Dụ gợi ý.

Ông khẳng định, nếu có hệ thống cấp thoát nước tốt thì ngập lụt sẽ không xảy ra. Hà Nội có nhiều hồ tự nhiên, cần tận dụng để nâng cao năng lực thoát nước của Hà Nội. Cách tốt nhất là liên kết các hồ, xây dựng đường ống nối các hồ với nhau và sau cùng là đổ ra sông Hồng.

Một điều nghịch lý trong công tác chống ngập ở Hà Nội được GS.TS Trương Đình Dụ chỉ ra, đó là TP lâu nay tồn tại tình trạng sông hồ cạn, đường ngập mỗi khi mưa lớn. Đó là vì không có đường cho nước mưa thoát xuống sông, hồ.

"Lâu nay Hà Nội chủ yếu thoát nước ra mấy con sông như sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Sét, sông Lừ... Thế nhưng, có những lúc các con sông này rất cạn nước mà trên phố vẫn ngập. Ấy là vì không có đường thoát cho nước mưa từ trên các tuyến phố ra sông. Muốn thế, phải khai thông được các cống thoát nước dẫn ra sông, hồ bằng cách làm sạch hệ thống cống hoặc cải tạo, mở rộng.

Mặt khác, Hà Nội có trạm bơm Yên Sở là nơi bơm cưỡng bức thoát nước cho thành phố. Khi mưa lớn, trạm phải hoạt động tốt để bơm nước ra sông Hồng, sao cho các sông trong nội thành có mực nước thấp hơn mặt đất, để nước trong các đường phố chảy ra được sông", GS Dụ nói.

ho ngam chong ngap cho ha noi nghich ly la Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM đang \'mắc cạn\' thế nào?

Dự án giải quyết ngập do triều cường khu vực thành phố dự kiến hoàn thành ngày 30/4 nhưng mới thực hiện được 72% khối ...

ho ngam chong ngap cho ha noi nghich ly la Hồ ngầm chống ngập cho Hà Nội: Chống được bao nhiêu?

Theo chuyên gia, hồ điều tiết ngầm chỉ giải quyết được ngập cục bộ ở khu vực hẹp, lượng mưa nhỏ.

/ Đất Việt