Quá trình xác minh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk không tìm thấy cây nào như 1 trong 3 bộ hồ sơ về nguồn gốc cây quái thú đang bị tạm giữ tại Thừa Thiên - Huế.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 6-4, ông Đỗ Quang Tùng, quyền Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp – Bộ NN-PTNT), cho biết vừa nhận được báo cáo chính thức từ Cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk về việc xác minh nguồn gốc 3 cây cổ thụ đang bị tạm giữ ở Thừa Thiên – Huế.
Cây đa sộp tại huyện Krông Ana trước khi khai thác. Ảnh kiểm lâm cung cấp
Theo báo cáo,Cục Kiểm lâm giao Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk kiểm tra, xác minh làm rõ nguồn gốc các cây cảnh được chuyên chở theo nguồn tin của báo chí và kiểm tra, rà soát quy trình xác nhận lâm sản của kiểm lâm địa phương có liên quan.
Theo Báo cáo số 203/BC-CCKL ngày 5-4 của Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế về kết quả kiểm tra, xác minh thông tin báo nêu liên quan đến 3 cây xanh cỡ lớn đang bị tạm giữ tại tỉnh Thừa Thiên Huế thì chủ lâm sản là ông Kiều Văn Chương (SN 1986, ngụ xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội) đến cơ quan kiểm lâm làm việc và xuất trình 3 bộ hồ sơ liên quan đến nguồn gốc của 3 cây xanh.
Tuy nhiên kết quả xác minh của Chi cục Kiểm Lâm Đắk Lắk cho thấy không đúng với thực tế. Cụ thể: Hồ sơ nguồn gốc lâm sản xe biển số 73C-02880 có bản đăng ký khai thác, đơn đề nghị xác nhận cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ (đều ghi ngày 23-3) của bà H’Yô Na Buôn Yă (ngụ buôn Sú, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng) đã được bà H’Phi La Niê - Phó chủ tịch UBND xã Ea Hồ ký xác nhận cùng ngày. Hồ sơ không có bất cứ chữ ký nào của cán bộ Kiểm lâm địa bàn hoặc người khác có liên quan.
Trong khi đó, theo biên bản làm việc ngày 5-4 của Hạt Kiểm lâm huyện Krông Năng với bà H’Yô Na Buôn Yă đã xác định bà H’Yô Na Buôn Yă không ký vào bất cứ đơn xin khai thác hoặc vận chuyển cây nào và khẳng định trên vườn rẫy của bà không có bất kỳ cây Đa sộp nào.
Về chữ ký của đại diện chính quyền địa phương trong hồ sơ, tại biên bản làm việc ngày 5-4 (lần thứ hai) với Hạt Kiểm lâm Krông Năng, bà H’Phi La Niê thừa nhận chữ ký trong hồ sơ là của bà, nhưng do giải quyết hồ sơ hàng ngày cho dân nhiều, nên nhiều lúc không đọc hết nội dung các đơn và do một phần chủ quan của bản thân nên đã ký xác nhận đơn khai thác, vận chuyển cây ngày 23-3. "Như vậy, hồ sơ nguồn gốc lâm sản xe biển số 73C-02880 là không đúng với thực tế" – báo cáo nêu rõ.
Trao đổi thêm về vấn đề này, ông Tùng cho biết sẽ kiến nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, làm rõ vì sao bà H’Yô Na Buôn Yă không có cây, không ký xác nhận bán cây mà hồ sơ vận chuyển lâm sản lại có.
Riêng hồ sơ nguồn gốc lâm sản của 2 cây "quái thú" còn lại được xác minh là đúng. Trong đó xe biển số 73C-02148 và rơ móoc biển số 73R-00382 được xác nhậnchở theo cây đa đa sộp, có nguồn gốc trên đất nông nghiệp của chủ cây là ông Phạm Đình Thướng (ngụ thôn 3, xã Ea Pil, huyện M’Đrắk).
Còn xe biển số 73C-04605 và rơ móoc biển số 73R-00201 chở cây đa sộp có nguồn gốc trên đất nông nghiệp của chủ cây là ông Y Nô Byă, (ngụ buôn Ê Căm, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana).
Cây “quái thú” từ trên trời rơi xuống!? 3 cây đa “quái thú” vận chuyển từ QL26 (thuộc tỉnh Đắk Lắk) xuống QL1A qua các tỉnh miền Trung nhưng mãi đến địa phận ... |
Hôm nay có thông tin chính thức vụ 3 cây "quái thú" Chiều 5.4, ông Y Sy H’Đơk - Chi cục trưởng Cục kiểm lâm Đắk Lắk– xác nhận, đơn vị đã nắm được thông tin báo ... |
Nghi làm giả hồ sơ nguồn gốc cây "quái thú" Cả chính quyền địa phương và người được cho là chủ các cây "quái thú" phủ nhận khai thác cây trên địa bàn. |
Cao Nguyên