Hồ sơ giáo sư của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ được xem xét lại. Hội đồng chức danh GS, PGS của ngành y khẳng định bà đủ tiêu chuẩn.
Trong số hơn 1.200 hồ sơ đủ điều kiện được công nhận chức danh GS, PGS năm 2017 sau khi rà soát lại theo chỉ đạo của Thủ tướng, Hội đồng chức danh GS, PGS Nhà nước đã tạm để lại 129 hồ sơ GS, PGS của tất cả các ngành, trong đó có 29 hồ sơ (9 GS và 20 PGS) của ngành y tế.
Hồ sơ giáo sư của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng thuộc diện rà soát, xem xét lại.
Thành viên trong Hội đồng chức danh GS, PGS của ngành y bày tỏ bức xúc trước thông tin này.
GS.TSKH Phùng Đắc Cam - Hội đồng chức danh giáo sư ngành y cho biết: “Kết quả rà soát chức danh giáo sư cho thấy Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hoàn toàn đủ tiêu chuẩn. Ngoài ra các thành viên hội đồng đánh giá rất cao những đóng góp của Bộ trưởng Bộ Y tế với ngành y tế nước nhà”.
Giáo sư Phùng Đắc Cam khẳng định, hồ sơ của Bộ trưởng Bộ Y tế thừa điểm để xét duyệt hồ sơ. Cụ thể, về tiêu chí giảng dạy, bà Tiến đào tạo 3 tiến sỹ, 4 thạc sỹ lấy bằng và đang đào tạo 3 nghiên cứu sinh.
Bên cạnh đó, bà tham gia giảng dạy tại Đại học Y dược TP.HCM, kiêm chủ nhiệm 2 bộ môn, giảng dạy tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Bộ trưởng có 2 cuốn chuyên khảo, 3 giáo trình, 3 sách tham khảo và 2 sách hướng dẫn...
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Bộ trưởng Tiến còn được trao huân chương Bắc đẩu bội tinh của Pháp. Không những thế, người đứng đầu ngành y tế Việt Nam còn thỉnh giảng 2 nhiệm kỳ của Đại học Oxford, Anh.
“Ở Việt Nam chưa có nhà khoa nào được mời thỉnh giảng 2 lần tại đại học danh tiếng như Đại học Oxford. Bản thân trường đại học này cũng xét duyệt hồ sơ rất kỹ của những nhà khoa học trước khi mời cá nhân tham gia giảng dạy”.
"Một nữ khoa học ngành y mang lại vinh dự cho Việt Nam mà lại băn khoăn vì các tiêu chí giờ giảng dạy ở Việt Nam để đưa vào danh sách xem xét lại khiến nhiều nhà khoa học trong ngành y, hội đồng ngành y thấy bất mãn”, TTXVN dẫn lời GS Cam cho biết.
“Khi đứng trước Đại hội đồng Liên hợp quốc, thay mặt ngành y của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói tiếng Anh như những nhà ngoại giao, trao đổi với giới chuyên môn trong ngành y của nhiều nước “tay bo” bằng tiếng Anh, đây là những \'điểm cộng\' chứng tỏ năng lực của Bộ trưởng, lý do gì mà bà phải ở danh sách thứ 2", GS Phùng Đắc Cam tỏ rõ sự bất bình.
GS Cam khẳng định: “Quyền hành không thể thay đổi được kết quả xét duyệt hồ sơ chức danh giáo sư ngành y. Bởi thực tế các thành viên Hội đồng xét duyệt chức danh giáo sư ngành y tế không chịu ảnh hưởng cuả những người đứng đầu mà hoạt động độc lập và dựa trên tiêu chí khoa học”.
GS Cam dẫn chứng, bởi thực tế, trước kia đã từng có Bộ trưởng Bộ Y tế đã 2 lần là ứng viên xét phong hàm giáo sư nhưng đều không đạt. Trước khi trình lên Hội đồng nhà nước một hồ sơ GS, PGS phải qua 6 người của Hội đồng giáo sư ngành y tế “soi” nên không lọt được các điều kiện cần và đủ đối với chức danh GS, PGS.
Trên báo Người lao động, GS.TSKH Phạm Ngọc Đính, thành viên Hội đồng chức danh giáo sư ngành y, cho biết trong ngành y, những người làm chuyên môn giỏi mới được xem xét và cân nhắc bổ nhiệm làm quản lý.
Khi làm quản lý họ vẫn tiếp tục làm chuyên môn và tham gia nghiên cứu. Những người đứng đầu ngành phải là người làm nghiên cứu khoa học. Những người được phong hàm GS, PGS bản chất họ là nhà khoa học chứ không phải nhà giáo.
Vì thế, một số giáo sư ngành y tế đề xuất nên xem xét lại tiêu chí quy định về giờ giảng đối với các hồ sơ giáo sư thuộc lĩnh vực nghiên cứu và những người làm công tác quản lý đối với ngành y.
Về trường hợp hồ sơ của Bộ trưởng Tiến, báo Lao động ngày 27/2 dẫn lời ông Nguyễn Xuân Trường, Chánh Văn phòng Bộ Y tế, nói giới học thuật trên thế giới đã ghi nhận với những quy định khắt khe hơn ở Việt Nam, vậy không lẽ gì bộ trưởng lại không được công nhận giáo sư?
Theo ông Nguyễn Xuân Trường, nói nghiên cứu, giảng dạy của Bộ trưởng Tiến ảnh hưởng thời gian quản lý là không đúng, vì bà cũng là nhà khoa học. Bộ trưởng vẫn đi dạy và giảng bài ở các trường đại học, cơ sở y tế. Đó là những kiến thức không có trong trường mà thực tế của toàn ngành.
Cũng theo ông Trường, hai việc làm quản lý và nghiên cứu hỗ trợ cho nhau tốt hơn trong việc truyền kinh nghiệm cho thế hệ sau.
Xét duyệt GS-PGS: Quy trình, tiêu chuẩn "có vấn đề"? Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước đã "chốt" kết quả rà soát giáo sư, phó giáo sư năm 2017 tại cuộc họp chiều ... |
Rà soát hồ sơ giáo sư của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến Theo GS Phạm Gia Khánh, hồ sơ của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến vừa được kiểm tra lại. Kết quả cho thấy bộ trưởng ... |
Nếu được làm lại, Bộ trưởng Tiến có chọn cách minh bạch như thế này không?! Chính xác là đang có một mớ bóng bong xung quanh chuyện em chồng/người thân của Bộ trưởng Bộ Y tế. Có lẽ nữ Bộ ... |