Tuyên bố dùng laser để phát hiện tàu ngầm ở độ sâu 500 m của Trung Quốc bị nghi ngờ, vì loại tia này rất dễ bị môi trường tác động.
Mô hình hoạt động vệ tinh laser của Trung Quốc. Đồ họa: SCMP.
Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết đang phát triển vệ tinh sử dụng công nghệ laser dùng cho tác chiến săn ngầm, đủ sức phát hiện mọi tàu ngầm hoạt động trong lòng đại dương ở độ sâu tới 500 m. Ngoài năng lực phát hiện tàu ngầm, vệ tinh này cũng được cho là có thể thu thập dữ liệu đại dương trên mọi vùng biển của thế giới.
Đây là dự án nghiên cứu mới nhất thuộc chương trình tăng cường năng lực giám sát biển sâu Guanlan của Bắc Kinh, được khởi động từ hồi tháng 5. Tuy nhiên, giới chuyên gia đã đặt nhiều nghi vấn về dự án của Trung Quốc, cho rằng nước này khó lòng phát triển mẫu vệ tinh như tuyên bố, theo SCMP.
Trên lý thuyết, công nghệ quét laser từ trên không (Lidar) có thể phát hiện tàu ngầm trong lòng biển nhờ bộ phát chùm laser có độ sáng gấp một tỷ lần ánh sáng Mặt Trời. Tuy nhiên, hệ thống này rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như mây mù, môi trường nước và sinh vật biển, khiến chùm tia laser bị chệch hướng và phân tán, giảm đáng kể độ chính xác cho các tính toán nhằm phát hiện tàu ngầm ẩn nấp trong lòng biển.
Mỹ và Liên Xô từng nhiều lần thử nghiệm công nghệ Lidar, nhưng chỉ có thể phát hiện mục tiêu ở độ sâu không quá 100 m với độ chính xác thấp. Cơ quan Nghiên cứu Các dự án phòng thủ Tiên tiến (DARPA) của Lầu Năm Góc gần đây phát triển thiết bị gắn trên máy bay do thám, nhưng cũng chỉ nhận diện được thủy lôi ở độ sâu tối đa 200 m.
"Phát hiện vật thể ở độ sâu 500 m là nhiệm vụ bất khả thi", một chuyên gia nghiên cứu công nghệ Lidar tại Viện Khoa học Trung Quốc đánh giá. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc vẫn quyết định tài trợ dự án nghiên cứu, bởi đội ngũ chuyên gia tuyên bố đã tìm ra phương pháp chưa từng được áp dụng.
Công nghệ phát chùm laser đa bước sóng được Trung Quốc theo đuổi. Đồ họa: SCMP.
Theo đó, một thiết bị chuyên phát các chùm tia laser công suất lớn theo nhiều bước sóng riêng biệt sẽ được tích hợp lên vệ tinh, giúp cảm biến thu thập nhiều thông tin hơn ở các độ sâu khác nhau. Các chùm laser này có thể quét khu vực có bề rộng 100 km hoặc tập trung vào một điểm có bề rộng một km.
Thiết bị trên sẽ kết hợp với radar vi sóng để xác định vùng chiếu chùm tia laser, tăng cường khả năng nhận dạng mục tiêu.
Zhang Tinglu, nhà nghiên cứu tham gia dự án Guanlan, cho biết mục tiêu chính của vệ tinh laser là lớp nêm nhiệt, tầng nước mỏng có nhiệt độ thay đổi đột ngột. Tầng nêm nhiệt có thể phản xạ tín hiệu thủy âm, khiến tàu ngầm khó bị phát hiện bởi các hệ thống cảnh giới của đối phương.
"Dù khó có ánh sáng nào chiếu sâu tới 500 m và phản xạ, chúng tôi vẫn cố gắng đo đạc gián tiếp ở vùng nước nông hơn. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết", Zhang thừa nhận.
Trung Quốc tham vọng chế tạo vệ tinh laser săn tàu ngầm Vệ tinh mà Trung Quốc đang phát triển có thể chiếu tia laser xuyên mặt nước để phát hiện tàu ngầm đối phương ở độ ... |
Tiêm kích MiG-31 gắn tên lửa lạ khi diễn tập ở Moskva Việc chiếc MiG-31 mang một quả tên lửa bí ẩn cho thấy Nga dường như đang tái khởi động dự án vũ khí diệt vệ ... |
Duy Sơn