Sau 17 tiếng bị rắn hổ mang bành cắn tại nhà, bệnh nhân dùng thuốc nam đắp lên vết cắn. Đến khi nhập viện bàn tay trái đã sưng nề, tím ngắt, chảy dịch và có dấu hiệu hoại tử ngón trỏ.
Thông tin từ Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) bệnh nhân P. V. C ( 41 tuổi, trú tại Hạ Hòa, Phú Thọ) vào viện sau 17 tiếng bị rắn hổ mang bành cắn tại nhà, khi vào viện bàn tay trái sưng nề, tím ngắt, chảy dịch và có dấu hiệu hoại tử ngón trỏ. Bệnh nhân sau đó đã dùng thuốc nam đắp lên vết cắn.
Theo bác sỹ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, rắn hổ mang bạnh là loại rắn có nọc rất độc, khi bị cắn có thể bị hoại tử vết cắn, cắt cụt chi, nhiễm trùng máu đe dọa đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Chính vì vậy khi không may bị rắn cắn ngay lập tức cần sơ cứu tại chỗ và tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sỹ kịp thời cấp cứu.
Ngón tay có dấu hiệu hoại tử |
Khi bị rắn cắn, cần trấn an người bệnh. Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn). Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn (vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề).
Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường), băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt.
Dùng các băng chun giãn, băng vải hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Băng tương đối chặt nhưng không quá mức (còn sờ thấy động mạch đập). Bắt đầu băng từ ngón chân, tay đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn. Dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng bìa cứng...) cố định chân, tay bị cắn. Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.
Chú ý: Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu trễ sau 24-48 giờ, kết quả điều trị rất kém hoặc không hiệu quả.
Không nên mất thời gian đi tìm thuốc lá hoặc thầy lang làm kéo dài thời gian chờ đợi của bệnh nhân vì đến muộn sẽ mất cơ hội cứu chữa tại bệnh viện.
Đây không phải trường hợp đầu tiên bị hoại tử tay sau khi đắp lá thuốc vào vết thương bị rắn cắn.
Khi bị rắn cắn không sử dụng các biện pháp sau: - Garô: Garô là biện pháp làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch. Nó gây đau và rất nguy hiểm và không thể duy trì lâu (không quá 40 phút), chân tay rất dễ bị thiếu máu nguy hiểm. Nhiều trường hợp sau đó phải cắt cụt chân tay vì garô. Ngoài ra khi đến bệnh viện, bác sĩ tháo băng garo ra thì chất độc sẽ cùng lúc ùa về tim khiến bệnh nhân bị sốc, đe dọa tính mạng. - Trích, rạch, trâm, chọc tại vùng vết cắn: các biện pháp này không có lợi ích, rõ ràng gây hại thêm cho bệnh nhân (tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh,...nhiễm trùng nặng thêm). - Hút nọc độc: Không có lợi ích. - Chườm đá (chườm lạnh): Đã được chứng minh là có thể gây hại. - Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo: Không có ích lợi, khi đắp có thể gây nhiễm trùng, khi uống có thể gây hại cho nạn nhân. - Cố gắng bắt hoặc giết rắn: Nếu rắn đã chết hoặc bắt được rắn phải đem cùng với bệnh nhân đến bệnh viện để nhận dạng. |
Mỹ An (T/h)
Chàng trai Mỹ sống sót khỏi rắn cắn, gấu và cá mập tấn công Chàng trai Mỹ 20 tuổi vừa thoát chết sau cuộc đại chiến với sát thủ đại dương cá mập khi trượt ván ở Hawaii. |
Iran cảnh báo Trump về \'hậu quả không dễ chịu\' Ngoại trưởng Iran tuyên bố nước này có thể lại làm giàu uranium nếu tổng thống Mỹ cố thêm điều kiện gây bất lợi cho ... |
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ người nhà bệnh nhân bị rắn cắn tử vong tố bác sĩ tắc trách Trước đó, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng cho biết, hội đồng kỷ luật bệnh viện đã họp thống nhất kỷ luật khiển ... |