Từ lớp 7, mọi học sinh phải học "hằng đẳng thức" dùng để rút gọn hoặc triển khai phương trình mà kết quả vẫn không đổi.

Nhiều bài toán "đánh đố" đều xoay quanh mấy cái hằng đẳng thức này. Nhưng chúng ta có cần học một hệ thống các bài toán nặng nề như thế không? Cần nhưng chỉ cần vừa đủ để hiểu (định nghĩa, định lý, công thức cơ bản, chức năng ý nghĩa).

Thứ mà chúng ta phí hoài 12 năm học chính là một hệ thống bài tập phần lớn mang tính đánh đố có mục tiêu dùng để thi đại học – thi xong rồi bỏ. Tây họ cũng học tích phân vi phân nhưng họ không có lồng ghép lằng nhằng như ta.

Bài toán phổ thông của họ đa phần là bài toán đơn giản với yêu cầu hiểu các dạng toán đó thôi. Bài toán phức tạp phải lên đại học mới được dạy. Vì sao 12 năm học chúng ta phải còng lưng giải các bài toán đánh đố? Vì giáo dục Việt Nam không có định hướng. Thiếu định hướng nên nếu chỉ "học để hiểu" thôi thì thời lượng chương trình dạy còn lại sẽ thừa ra rất nhiều thời gian trống. Tương tự với các bộ môn khác. Không phải chỉ có toán đánh đố mà bộ môn nào cũng đánh đố học sinh cả. Có những bộ môn cần phải học nhiều hơn thì quanh đi quẩn lại vẫn từng ấy "bài".

Như môn thể thao, từ lớp nọ đến lớp kia chỉ xoay quanh các bộ môn thuộc về điền kinh (chạy, nhảy cao, ném tạ, nhảy xa, nhảy 3 bước, ...). Không thể phủ nhận điền kinh là nền tảng của mọi môn thể thao nhưng có cần phải xoay đi xoay lại nhàm chán như thế không trong khi các bộ môn thể thao có tính đồng đội gần như không được dạy hoặc chỉ dạy lướt qua. Ai muốn học thêm cái gì phải tự ra ngoài tìm học.

Giáo dục gồm 2 bộ phận – giáo dục văn hóa và giáo dục thể chất. Giáo dục văn hóa hướng đến mục tiêu công dân tốt. Giáo dục thể chất hướng đến mục tiêu công dân có sức khỏe tốt. Để trở thành công dân tốt thì phải biết và hiểu các kiến thức cơ bản về luật pháp, có nghề nghiệp ổn định (hoặc thu nhập ổn định), có khả năng thưởng thức và bình phẩm các giá trị nghệ thuật ở trình độ cơ bản. Công dân có sức khỏe tốt là công dân bất cứ lúc nào cũng có thể cầm súng với sức khỏe đáp ứng mọi yêu cầu của thể thao quốc phòng.

Bất kể là bộ phận giáo dục nào chúng ta đều không đạt. Không đạt vì chúng ta không có sự nghiên cứu sâu với từng bộ môn. Chúng ta có cần phải học đạo đức công dân, pháp luật, giao tiếp ứng xử không? Không, vì nó đã nằm ở trong môn Văn học. Văn học ban C (Văn, Sử, Địa) là khác với Văn học ban D (Văn, Toán, Ngoại ngữ). Một bên nặng về phát biểu ý kiến, bên kia nặng về giải trình biện luận, làm sao giống nhau được.

Toán ban A (Toán, Lý, Hóa), không giống với Toán ban B(Toán, Hóa, Sinh) và Toán ban D – mỗi ban chỉ cần vài dạng toán nào đó chứ không phải tất cả. Hết phân ban rồi lại không phân ban rồi lại phân ban, lòng vòng rắc rối vì người ta không phân biệt được sự khác nhau giữa 2 ban với cùng một bộ môn.

Bài thi đại học của các khối A, B, C, D với hai môn Văn và Toán là na ná nhau mà lẽ ra nó phải khác biệt nhau hoàn toàn. Như vậy, không phải chỉ có giáo dục phổ thông thiếu định hướng mà cả đầu vào của đào tạo đại học cũng thiếu định hướng.

Toán, Lý, Hóa cao cấp hết 2/3 là "nhai lại" chương trình phổ thông trung học. Đúng nghĩa học đại học chỉ có hai năm cuối. Mà năm cuối lại mất một nửa thời gian để hệ thống hóa kiến thức và thực tập tốt nghiệp.

Như vậy, học đại học ở Việt Nam thực tế chỉ có một năm rưỡi với chương trình đào tạo 4 năm. Hai năm đầu học rất nhàn hạ, hai năm cuối là học theo kiểu chạy vắt giò lên cổ, không có thời gian ngoảnh đầu lại nhìn lại những cái đã học qua. Đầu vào đại học thiếu định hướng vì đại học không tương thích với nhu cầu đòi hỏi nhân lực của các doanh nghiệp.

Các nhân viên tuyển dụng nhân sự rất nhức đầu với những hồ sơ ứng tuyển bằng gì cũng có nhưng việc gì cũng không làm được. Không phải là người ta không muốn tạo điều kiện cho người mới tốt nghiệp đại học.

Học kinh tế quản trị kinh doanh ra, yêu cầu anh đi chào hàng tiếp thị thôi anh cũng làm không được thì bó tay. Công việc đơn giản nhất tương xứng với đồng lương thấp nhất.

Nếu anh làm được, làm tốt người ta mới giao công việc phức tạp hơn với đồng lương cao hơn. Chưa gì hết đòi lương to công việc quản lý thì ai chịu được. Từ đó sinh ra nhiều người ảo tưởng với bản thân rồi dẫn đến tình trạng hàng trăm nghìn cử nhân thất nghiệp.

Lâm

hoc sinh viet ton 12 nam giai toan chi de thi dai hoc Vị vua đầu tiên đưa Toán học vào thi cử ở nước ta là ai?
hoc sinh viet ton 12 nam giai toan chi de thi dai hoc Phương trình của Olga Ladyzhenskaya trên Google hóc búa thế nào?
hoc sinh viet ton 12 nam giai toan chi de thi dai hoc Cặp vợ chồng 80 tuổi dùng toán học kiếm 600 tỷ ngon ơ nhờ lỗ hổng xổ số
hoc sinh viet ton 12 nam giai toan chi de thi dai hoc Từ vựng tiếng Anh trong lĩnh vực Toán học
hoc sinh viet ton 12 nam giai toan chi de thi dai hoc Đáp án bài toán tiểu học Hong Kong về nhầm lẫn ngày tháng
hoc sinh viet ton 12 nam giai toan chi de thi dai hoc Gần 200 công trình Toán học năm 2017 và 2018 được nhận thưởng

/ vnexpress.net