Nữ giáo viên thừa nhận đang chịu nhiều áp lực về chuyên môn, thi đua giữa các lớp, các giáo viên trong trường, nhiều khi phải bật khóc.
Mới đây, trong chương trình lãnh đạo TP.HCM gặp gỡ thiếu nhi đầu năm Kỷ Hợi 2019, em Võ Ngọc Thủy Tiên (Trường Nguyễn Văn Luông, Q.6) đã mạnh dạn lên tiếng "xin" các bác lãnh đạo hãy giảm áp lực cho giáo viên.
Thủy Tiên cho biết, hiện giáo viên đang bị áp lực thi đua, xét lớp nào có nhiều học sinh giỏi, điểm cao... Vì vậy, khi lên lớp thầy cô bị dồn nén, chạy đua về kiến thức làm cho học sinh rất khó để tiếp thu và gây sự căng thẳng cho thầy trò trong mỗi tiết học.
Trao đổi với PV, cô Nguyễn Thanh Hương - một giáo viên trường THCS tại TP.HCM thừa nhận, bản thân chịu không ít áp lực về thi đua giữa các lớp, các giáo viên tại trường.
"Áp lực từ về vấn đề đánh giá chuyên môn, xếp loại giáo viên đến áp lực khi là một giáo viên chủ nhiệm. Lãnh đạo sẽ chỉ nhìn vào kết quả xếp loại chứ việc thành phần, khả năng của học sinh trong lớp ra sao thì giáo viên phải có trách nhiệm rèn rũa và ganh đua", cô Hạnh tâm sự.
Nữ giáo viên chia sẻ, nếu như lớp không đạt đủ các chỉ tiêu tỉ lệ học sinh khá, giỏi, điểm chuyên cần, tỉ lệ xếp loại các tiết dạy,... sẽ ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá năng lực của giáo viên. Rồi liên tiếp các tiết dự giờ cũng khiến các thầy cô phải đau đầu chuẩn bị công phu.
Vì vậy, để nâng cao xếp hạng, cô Hạnh cũng như nhiều giáo viên phải đặt một phần áp lực lên học sinh để có thành tích tốt.
Các em học sinh bày tỏ ý kiến trong buổi gặp gỡ lãnh đạo TP.HCM đầu năm mới. Ảnh: Tuổi Trẻ
"Học sinh không phải bạn nào cũng có khả năng tiếp thu như nhau, vì vậy để các em tiến bộ, kết quả học tập đạt mong đợi thì chúng tôi buộc phải tăng lượng bài tập cũng như thời gian tự học ở nhà cho các em. "Cần cù sẽ bù thông minh", có thể khả năng các em không thực sự cao nhưng làm nhiều bài tập cũng giúp các em nhớ kiến thức lâu và hiểu lý thuyết hơn", cô Hạnh tâm sự.
Theo nữ giáo viên, bản thân cô cảm thấy căng thẳng nhưng cô cũng hiểu được cái khó trong công tác quản lý của Hiệu trưởng cũng như áp lực của học sinh mình. Cô Hạnh nhìn nhận: "Ban giám hiệu Nhà trường cũng như chúng tôi, phải đảm bảo những con số nhất định thể hiện chất lượng của cả giáo viên và học sinh trong trường. Đó lại là vấn đề năng lực, bài toán quản lý".
Cô Vũ Kim Hồng từng có nhiều năm giản dạy cấp THPT tại Hà Nội. Cô Hồng từng nhiều lần đi thi giáo viên dạy giỏi. Điều khiến cô suy nghĩ không phải kết quả sau mỗi cuộc thi mà là những cảm xúc mà nữ giáo viên này đã trải qua.
Cô Hồng kể: "Có lần tôi đã bật khóc trong khi ngồi chuẩn bị bài giảng cho tiết dự thi giáo viên dạy giỏi. Tôi phải chuẩn bị cả tháng trời, liên hệ, tìm hiểu thông tin trên mọi phương tiện. Có những ngày 10h đêm tôi vẫn đang 1 mình đứng lớp rèn luyện các kỹ năng. Ban giám hiệu kỳ vọng quá nhiều nên tôi thấy áp lực".
Trong khi quá tập trung chuẩn bị, cô con gái 5 tuổi của nữ giáo viên quấn quýt vào hỏi chuyện, đòi mẹ đưa đi chơi ngày chủ nhật thì liền bị cô Hồng to tiếng quát mắng.
"Con bé mếu máo, òa khóc. Nó chỉ hỏi tôi đúng 1 câu rồi đi ra khỏi phòng: Mẹ bỏ rơi con bao lâu rồi mẹ có nhớ không? Câu hỏi nhói lòng của con trẻ làm tôi hối lỗi vô cùng. Tôi mới nhận ra đã 5 chủ nhật liên tiếp tôi đã không thể dành thời gian cho con", nữ giáo viên nói.
Theo cô, dù có chuẩn bị tốt nhưng còn phụ thuộc nhiều vào các em học sinh tham dự tiết học của mình. Có lần, trước khi đi thi, cô đã thử giảng trước tại lớp chủ nhiệm của mình, kết quả khá tốt. Thế nhưng khi thi, các học sinh lại không hợp tác vì lý do nào đó. Vậy là tất cả đổ sông, đổ bể.
Một áp lực khác mà giáo viên dạy khối 12 phải quan tâm hơn cả, đó là so sánh tỉ lệ điểm môn thi THPT với tỉ lệ của địa phương.
Ngoài việc hoàn thành tốt các bài giảng, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ, lễ kỷ niệm, báo cáo, họp hành,...tất cả những đầu việc không tên này tính ra cũng lên đến cả "núi" công việc.
Bộc bạch về nghề giáo, công Hồng cho rằng, đối với 1 giáo viên chuyên môn rất quan trọng nhưng chính những áp lực đó khiến tinh thần, tình yêu nghề của người thầy, người cô bị ảnh hưởng.
Nữ giáo viên mong mỏi, những cuộc thi, những hoạt động thiên về bề nổi, "thành tích" của giáo việc được hạn chế lại, đặt chất lượng thực của học sinh lên hàng đầu. Cũng từ đó, thầy cô có thời gian nghỉ ngơi, cống hiến.
Trung Quốc bỏ quy định cao 1,5 m mới được làm giáo viên Trước phản ứng của dư luận, một số tỉnh ở Trung Quốc như Giang Tây, Tứ Xuyên, Quảng Tây, bỏ quy định học sinh cao ... |
Cô giáo trường làng vào top 50 giáo viên toàn cầu Từ chối làm việc ở Canada, cô Trần Thị Thúy trở về trường THPT Đức Hợp (Hưng Yên) truyền đam mê học tiếng Anh cho ... |
Bộ GD&ĐT ra chỉ thị cấm thêm hồ sơ, sổ sách cho giáo viên Ngày 21/1, Bộ GD&ĐT ban hành chỉ thị về việc chấn chỉnh tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường. |