Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) khẳng định sẽ gấp rút tiến hành rà soát các chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) trên nguyên tắc “chỉ khi nào đạt chuẩn mới được công nhận, bất kể đó là ai”.

hom nay co ket qua ra soat chuc danh gs pgs khong minh bach se gay buc xuc

Minh họa của ĐAN

Hôm nay (31.3), kết quả rà soát GS, PGS sẽ chính thức được công bố. Tuy nhiên các chuyên gia vẫn cho rằng cần thành lập một nhóm thanh tra độc lập để rà soát lại nhằm đảm bảo công khai, minh bạch, tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, gây mất niềm tin trong nhân dân.

Sẽ không “thiên vị” bất cứ ai

Tại buổi làm việc với Bộ GDĐT mới đây, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm tổ trưởng đã nêu nhiều vấn đề Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng và lãnh đạo Bộ GDĐT giải trình, báo cáo thêm. Trong đó, vấn đề công nhận chức danh GS, PGS được đặc biệt quan tâm.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, mặc dù Bộ GDĐT, Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước đã ký quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017 đối với 1.131 ứng viên trong tổng số 1.226 hồ sơ đạt tiêu chuẩn, nhưng dư luận vẫn đổ dồn vào danh sách 94 ứng viên có đơn thư tố cáo và phản ánh phải rà soát lại.

Trong số những hồ sơ để lại này, rất nhiều người là quan chức. Vì thế Bộ trưởng Dũng yêu cầu kết quả rà soát cần công khai, minh bạch để tạo sự đồng thuận, tránh gây bức xúc dư luận.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định quá trình rà soát chức danh GS, PGS sẽ được tiến hành một cách minh bạch, để lấy lại niềm tin trong nhân dân. Về cơ bản, các ứng viên đáp ứng tiêu chuẩn đạt chức danh GS, PGS với những tiêu chuẩn đã được xây dựng khoảng 20 năm, các tiêu chuẩn đã không còn phù hợp, cập nhật với xu hướng quốc tế. Bộ trưởng Nhạ cũng thừa nhận có những ứng viên chưa đáp ứng được tiêu chuẩn và các hội đồng cũng sàng lọc chưa chuẩn.

“Bước đầu, sau rà soát có 94 ứng viên có đơn thư cần phải giải quyết đúng theo quy trình và có các minh chứng chưa đủ tin cậy. Chúng tôi đã thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra, theo kế hoạch ngày 31.3 sẽ kết thúc. Hội đồng này thậm chí trao đổi, làm việc với từng ứng viên để họ “tâm phục, khẩu phục”.

Cuối tháng 3 sẽ có kết quả do ban thanh tra cung cấp. Ứng viên nào đáp ứng đầy đủ điều kiện thì công nhận, không đáp ứng đủ điều kiện thì không công nhận, dù bất kể là ai” - Bộ trưởng Nhạ khẳng định.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ GDĐT, đối với những trường hợp chưa đạt chuẩn, Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư ngành phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước về kết quả rà soát ứng viên. Hiện bộ đang tích cực chuẩn bị để sớm ban hành quy định mới của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn công nhận chức danh GS, PGS phù hợp với yêu cầu mới.

hom nay co ket qua ra soat chuc danh gs pgs khong minh bach se gay buc xuc

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định ngày 31.3 sẽ công cố kết quả rà soát chức danh GS, PGS. Ảnh: PV

Cần minh bạch để đảm bảo uy tín của đất nước

Dù Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ thể hiện quyết tâm sẽ rà soát 94 hồ sơ GS, PGS bị để lại trong đợt công nhận đạt chuẩn chức danh năm 2017 một cách khách quan nhất, nhưng nhiều chuyên gia vẫn bày tỏ lo ngại.

Ông Trần Đình Thiên - thành viên tổ công tác của Thủ tướng - cho rằng, Bộ GDĐT đã giải trình vấn đề GS, PGS nhưng không phải là vấn đề “ta giải trình với ta” mà là vấn đề quốc tế và công luận, vì đây là sự tin cậy, uy tín của một đất nước. Nếu quá trình rà soát không được minh bạch sẽ gây mất niềm tin trong nhân dân.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung thì cho rằng cần phải thành lập một nhóm chuyên gia thực sự độc lập để rà soát lại tất cả. Nếu không làm như vậy, dư luận có thể vẫn hoài nghi, bức xúc.

“Có nhiều người là GS, PGS nhưng ăn chẳng nên đọi, nói chẳng nên lời. Tôi nghĩ nên đánh giá con người theo kết quả, chứ không phải đánh giá con người theo danh, theo phận. Nên phong GS theo vị trí việc làm, chứ không phải là chức danh suốt đời như hiện nay. Đây là cơ hội để chúng ta thay đổi” - ông Trần Đình Cung chia sẻ.

Đồng quan điểm, GS-TSKH Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam - cũng cho rằng, trong quy định về bổ nhiệm chức danh GS, PGS sắp được ban hành, Chính phủ cần làm rõ mục đích phong GS là để làm gì. Nơi nào cần GS, cần người đầu ngành đứng ra để chịu trách nhiệm quản lý về mặt khoa học thì mới phong. Kiên quyết không nên phong GS cho những người làm quản lý, không liên quan gì đến việc nghiên cứu khoa học hay không tham gia vào quá trình giảng dạy.

Còn theo GS-TSKH Hoàng Xuân Sính (nguyên giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội), từ việc dư luận bức xúc về tình trạng phong nhiều GS, PGS nhưng vẫn ít công trình nghiên cứu khoa học, cần phải xem lại việc công nhận chức danh ở nước ta đã thực chất chưa: “Tôi quan niệm, GS chẳng qua cũng chỉ là người đi giảng dạy. Giáo là dạy, mà sư là thầy. GS chẳng qua cũng chỉ là thầy giáo chứ không có gì to tát cả. Nếu hiểu theo nghĩa nguyên bản nhất của GS thì sẽ thấy mục đích của việc phong danh hiệu là gì. Trong quy định mới, việc xác định lại mục đích của viêc phong tặng danh hiệu là cần thiết, để chức danh này không trở thành “trang sức” mà những người háo danh muốn có được để làm đẹp lý lịch cá nhân của mình”.

hom nay co ket qua ra soat chuc danh gs pgs khong minh bach se gay buc xuc Giáo sư cũng chỉ là thầy giáo, có gì để “oai”?

Theo kế hoạch, ngày 31.3, việc rà soát 95 hồ sơ bị để lại do có đơn thư phản ánh sẽ có kết quả từ ...

hom nay co ket qua ra soat chuc danh gs pgs khong minh bach se gay buc xuc Thủ tướng lưu ý Bộ GD&ĐT 6 vấn đề

Tổ công tác đã truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về 6 vấn đề đang được dư luận rất quan tâm để Bộ trưởng ...

hom nay co ket qua ra soat chuc danh gs pgs khong minh bach se gay buc xuc Kết thúc rà soát tiêu chuẩn giáo sư vào cuối tháng 3

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định ứng viên nào không đáp ứng đủ điều kiện giáo sư, phó giáo sư thì không công nhận, ...

hom nay co ket qua ra soat chuc danh gs pgs khong minh bach se gay buc xuc Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Không đáp ứng tiêu chí GS, PGS sẽ bị loại, bất kể đó là ai

Bộ trưởng Bộ GDĐT khẳng định, cuối tháng 3.2018 sẽ có kết quả rà soát chức danh giáo sư, phó giáo sư. Những ứng viên ...

hom nay co ket qua ra soat chuc danh gs pgs khong minh bach se gay buc xuc ‘Nhiều người là giáo sư, phó giáo sư mà ăn không nên đọi, nói không nên lời’

TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận xét, hiện có nhiều người mang chức danh là ...

hom nay co ket qua ra soat chuc danh gs pgs khong minh bach se gay buc xuc Rà soát ứng viên Giáo sư, Phó Giáo sư: “Rút” trước giờ G

Một số ứng viên vừa tự nguyện nộp đơn xin rút khỏi danh sách xem xét công nhận đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư ...

hom nay co ket qua ra soat chuc danh gs pgs khong minh bach se gay buc xuc Hãy trả hàm giáo sư về cho trường đại học

Một số ứng viên GS, PGS trong danh sách 95 trường hợp cần xác minh đã tự nộp đơn xin rút lui khỏi danh sách ...

hom nay co ket qua ra soat chuc danh gs pgs khong minh bach se gay buc xuc Bác sĩ Việt đầu tiên nhận giải thưởng Nikkei

Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm là người Việt đầu tiên được vinh danh ở lĩnh vực khoa học công nghệ trong 22 năm từ khi ...

hom nay co ket qua ra soat chuc danh gs pgs khong minh bach se gay buc xuc GS Nguyễn Văn Tuấn: \'Bài báo đầu tiên của tôi từng bị quăng vào thùng rác\'

Sau nhiều lần bị từ chối, chỉnh sửa, giáo sư Việt ở Australia kiên trì viết, đến bài thứ 10 mới thấy tự tin soạn ...

hom nay co ket qua ra soat chuc danh gs pgs khong minh bach se gay buc xuc Đào tạo tiến sĩ tràn lan là có lỗi với lịch sử, đất nước

Hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM nói rằng đại học Việt Nam phải chịu trách nhiệm với lịch sử, đất ...

/ https://laodong.vn