Hành động rút quân gần đây của Iran ra khỏi miền Nam Syria trên thực tế không hề bắt nguồn từ áp lực của Nga hoặc Israel.
Lực lượng đồng minh ở Syria đang giành được những chiến thắng quan trọng.
Iran thay đổi chiến thuật?
Vào thời điểm Chính phủ Syria hiện đang nắm quyền kiểm soát phần lớn đất nước sau cuộc nội chiến kéo dài 7 năm, vai trò của Iran giờ đây đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể, theo Al-Monitor.
Hôm 1/8, phái viên đặc biệt của Tổng thống Nga ở Syria, Alexander Lavrentiev, cho biết lực lượng của Iran, cùng với các nhóm đồng minh đã rút khỏi biên giới Syria-Israel với khoảng cách 85km.
Động thái này đang đặt ra câu hỏi về việc liệu Iran có thực sự chấp thuận rút lui khỏi Syria hay đây chỉ là một động thái nhằm điều chỉnh chiến lược trên mặt trận chính trị và quân sự.
Có ý kiến cho rằng, việc Iran rút quân khỏi miền Nam xuất phát từ việc khu vực này hiện không còn là ưu tiên đối với quân đội Syria và đồng minh.
Thay vào đó, Damascus đang chuẩn bị cho các hoạt động quân sự lớn, dự kiến sẽ bao gồm các khu vực phía Bắc và phần phía Đông của đất nước vẫn đang nằm dưới sự kiểm soát của các nhóm phiến quân.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Lavrentiev nhấn mạnh ba khu vực ở Syria đang nằm trong mục tiêu được giải phóng bao gồm Idlib, trại al-Rakban ở khu vực al-Tanf, cũng như các khu vực đặt dưới sự kiểm soát của người Kurd gần biên giới Iraq-Syria.
Các lực lượng Iran bắt đầu rời khỏi mặt trận phía Nam khi nhiệm vụ đã hoàn thành và sự hiện diện của họ không còn quan trọng trong các kế hoạch quân sự trên mặt đất.
Có thể nói rằng sự rút lui này được coi là cần thiết để Chính phủ Syria củng cố vị thế của mình ở phía Nam. Hay nói cách khác, khi sự hiện diện của Iran ở miền Nam luôn được Israel sử dụng như cái cớ để tiến hành các cuộc tấn công sâu bên trong lãnh thổ Syria, điều này buộc Tổng thống Assad phải lên kế hoạch cho việc chuyển lực lượng đồng minh ra nơi khác.
Trong khi đó, về mặt chính trị, có vẻ như một yếu tố quan trọng khác đã khiến Iran hạn chế sự hiện diện quân sự tích cực của mình ở Syria đó là vai trò ngoại giao đang thay đổi của Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Syria.
Một mặt, trong khi Nga dường như quyết tâm tiếp tục đóng vai trò cân bằng giữa lợi ích của Iran và Israel ở Syria, có vẻ như người Nga đã chuyển sang sử dụng một cách tiếp cận mạnh tay hơn trong vấn đề này.
Iran đang thay đổi chiến lược ở Syria.
Vào ngày 30/7, Đại sứ Nga tại Tel Aviv, Anatoly Viktorov, đã thông qua một lập trường gây tranh cãi về vấn đề này, nói rằng "Nga không thể cưỡng chế lực lượng Iran rời bỏ Syria, cũng như "không thể làm gì để ngăn chặn các cuộc tấn công quân sự của Israel chống lại các lực lượng Iran".
Do đó, động thái hạn chế phạm vi hoạt động của Iran để đổi lấy dừng các cuộc tấn công của Israel có vẻ là thỏa thuận hợp lý nhất đã được cả hai bên đồng ý để ngăn chặn tình hình leo thang.
Mặt khác, sau hội nghị thượng đỉnh ngày 16/7 giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ tại Helsinki, Moscow đã tăng áp lực ngoại giao của mình lên Washington để hạn chế vai trò quân sự của Washington ở Syria.
Vào ngày 3/8, Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga Sergei Rudskoy đã kêu gọi Mỹ đóng cửa căn cứ quân sự của mình ở al-Tanf, nói rằng căn cứ này đã trở thành trung tâm chứa chấp khủng bố.
Giải pháp khôn khéo
Với việc Washington đã tuyên bố mục tiêu chính của nước này ở Syria hiện nay là chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran, chính quyền Putin có thể đã đề nghị hạn chế sự hiện diện của Iran như một điều kiện để buộc Mỹ phải hạn chế sự hiện diện của chính mình.
Khi sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Syria bị Tehran và Moscow coi là mối đe dọa đối với lợi ích lâu dài, sẽ không có lý do gì để Iran không chấp nhận nghe theo lời Nga để ứng phó với thách thức chung như vậy.
Cuối cùng, có vẻ như chính Iran đang trong quá trình xác định lại vai trò của mình ở Syria, trong đó nước này nhận thức rằng cuộc chiến đã kết thúc và bây giờ là thời điểm tập trung vào bảo vệ quyền lợi của Iran thông qua các biện pháp chính trị và ngoại giao.
Trong bối cảnh này, Iran đang thay đổi chiến lược của mình từ việc tăng cường vị thế quân sự chuyển sang tích cực tham gia vào các khuôn khổ ngoại giao liên quan đến Syria.
Hội nghị thượng đỉnh sắp tới liên quan đến hòa đàm Astana sẽ được tổ chức tại Tehran vào tháng 9, có thể được hiểu là một dấu hiệu cho sự thay đổi nói trên. Ngoài ra, sự tham gia tích cực của Iran trong việc thành lập Ủy ban Hiến pháp của Syria, được giao nhiệm vụ xây dựng hiến pháp mới cho đất nước, là một dấu hiệu khác cho thấy cách tiếp cận đã thay đổi của Iran.
Theo giới phân tích, hành động rút quân gần đây của Iran ra khỏi miền Nam Syria trên thực tế có liên quan nhiều hơn đến việc Iran đang thay đổi chiến lược của mình và điều chỉnh nó phù hợp với những diễn biến chính trị và quân sự mới thay vì quyết định rời khỏi Syria do áp lực của Nga hoặc Israel.
Bộ trưởng Israel kêu gọi khôi phục chính sách \'ám sát có mục tiêu\' Bộ trưởng Văn hóa và Thể thao của Israel kêu gọi ám sát các thủ lĩnh phong trào kháng chiến Hồi giáo Hamas của Palestine. |
Nghi vấn Israel che giấu việc sở hữu vũ khí hạt nhân cách đây gần 4 thập niên Nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học quốc tế xuất bản trên tạp chí Science Global Security nghi ngờ Israel sở hữu vũ khí ... |