Sự sụp đổ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria không chỉ gây rúng động khu vực mà còn làm thay đổi tính toán của các cường quốc trong cuộc đua giành ưu thế tại đó.
Mối bận tâm trước mắt là số phận của dân thường, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, buộc phải rời bỏ nhà cửa tại các khu vực từng do IS kiểm soát. Ủy ban Cứu hộ quốc tế (IRC) độc lập thống kê khoảng 4.000 người đang chạy về phía trại tị nạn al-Hawl ở miền Đông Bắc Syria. Bị đói, khát và tổn thương, nhiều phụ nữ và trẻ em gái giờ đây còn đối mặt tình trạng bạo lực sau khi gia đình họ bị ly tán.
Một vấn đề cấp bách khác là số phận những thành viên IS bị bắt giữ. Các công dân nước ngoài tham gia hàng ngũ IS có thể tìm cách quay trở về quê nhà, gây đau đầu cho không ít quốc gia. Thêm vào đó, nỗi lo đang gia tăng về nguy cơ một số lượng lớn tay súng IS người Syria có thể hướng đến tỉnh Idlib, khu vực đông dân cư còn lại chưa chịu sự kiểm soát của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.
Mối quan tâm trước mắt là số phận dân thường, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em Ảnh: THE GUARDIAN
Một số nhà hoạt động cảnh báo việc để những tay súng này trà trộn vào dân thường ở Idlib đồng nghĩa sự thật về các nạn nhân bị bọn chúng sát hại hoặc bắt cóc sẽ không bao giờ được làm sáng tỏ. Mạng lưới Nhân quyền Syria (SNHR) cho rằng ít nhất 8.349 người đã bị IS bắt giữ và làm cho mất tích tại các vùng lãnh thổ của chúng.
Sự hiện diện của các tay súng IS cũng sẽ làm phức tạp nỗ lực tiêu diệt nhóm Hayat Tahrir al-Sham, một chi nhánh của al-Qaeda và đang kiểm soát phần lớn tỉnh Idlib. Các nhà hoạt động cho rằng một diễn biến như thế sẽ là cái cớ để lực lượng Syria tấn công chiếm lại tỉnh này, từ đó đe dọa gây ra một cuộc di cư hàng loạt đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Sự sụp đổ của IS cũng kéo theo những hệ lụy tiêu cực đối với Iraq. Quân đội Iraq, được sự hỗ trợ của quốc tế, đã đẩy lùi các tay súng IS ra khỏi một số thành phố hồi năm 2017. Tuy nhiên, một báo cáo mới của Lầu Năm Góc cho biết bọn chúng hiện tập hợp lại tại các khu vực của người Hồi giáo dòng Sunni và có thể sớm trở thành mối đe dọa mới nguy hiểm.
Trong khi đó, giới lãnh đạo Iraq tỏ thái độ bất an trước đề nghị của Tổng thống Donald Trump về việc đưa lực lượng Mỹ rút khỏi Syria sang Iraq để trông chừng Iran, thay vì ngăn IS hồi sinh. Theo báo The Guardian, ngay cả các thành viên Đảng Dân chủ ở Mỹ và các chính phủ ở châu Âu cũng lo ngại bước đi này.
Iran xác nhận bắt giữ cựu binh hải quân Mỹ Vụ bắt giữ làm tăng căng thẳng giữa Mỹ và Iran khi Tổng thống Trump đang theo đuổi một chiến dịch chống lại Tehran, theo ... |
Tên lửa chống tăng tràn ngập Trung Đông, đe dọa quân đội Mỹ Các loại tên lửa chống tăng hiện đại do Mỹ, Nga và một số nước khác sản xuất rơi vào tay các tổ chức khủng ... |
Toan tính tỷ USD của Trump sau quyết định rút quân ở Trung Đông Tổng thống Mỹ dường như không muốn chi thêm cho cuộc chiến ở Syria và Afghanistan, bất chấp cam kết với đồng minh, đối tác. |